Được xếp hạng với vị trí thứ 60 trong danh sách top 100 người phụ nữ quyền lực nhất thế giới của trang thống kê nổi tiếng Forbes, Abigail Johnson lãnh đạo một trong những CTY lớn nhất thế giới trong lĩnh vực phát triển dịch vụ tài chính. Bà cũng là một trong số rất ít nữ doanh nhân hiện tại đang giữ chức vụ cao cấp trong giới lãnh đạo của ngành.
Sau đây là một số chia sẻ của BATDONGSAN EXPRESS về vị nữa tỷ phú Abigail Johnson và những kinh nghiệm lãnh đạo của mình.
Abigail Johnson có tên đầy đủ là Abigail Pierrepont Johnson sinh ngày 19 tháng 12 năm 1961 là một nữ doanh nhân người Mỹ. Bà là Chủ tịch và kiêm vị trí Giám đốc điều hành của Tập đoàn Mỹ Fidelity Investments (FMR) từ năm 2014 và đồng thời cũng Chủ tịch CTY Chi nhánh Quốc tế của Fidelity (FIL). Fidelity được thành lập bởi ông của bà và bố của bà giữ vị trí Chủ tịch danh dự của FMR.
Abigail Johnsonlãnh đạo một trong những CTY lớn nhất thế giới trong lĩnh vực phát triển dịch vụ tài chính
Tháng 11 năm 2016, Abigail Johnson đã được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng danh dự và vẫn giữ chức vị CEO kiêm Chủ tịch Tập đoàn với việc kiểm soát toàn bộ Fidelity gồm trên dưới 45 nghìn nhân viên trên khắp thế giới. Cái tên Abigail Johnson có trong danh sách những người phụ nữ giàu nhất được xếp hạng thế giới với khối tài sản giá trị khoảng 16,5 tỷ USD.
Sinh ra trong một gia đình có nhiều “truyền thống” kinh doanh nhưng Abigail Johnson lại tốt nghiệp trường danh giá Hobart and William Smith với tấm bằng cử nhân về lịch sử nghệ thuật vào năm 1984.
Tiêu thư của một gia đình giàu có
Thế nhưng có lẽ, là con của một gia đình làm ngành nghề kinh doanh, số phận đã buộc bà phải chọn một lối rẽ, một con đường khác mà không phải là con đường nghệ thuật mà bà chọn lúc đầu. Sau một thời gian ngắn làm việc ở vị trí tư vấn tài chính tại hãng Booz Allen Hamilton, Abigail Johnson tiếp tục hoàn thành và có được bằng MBA tại Đại học Harvard. Năm 1988, bà tham gia vào Tập đoàn Fidelity với vị trí chuyên gia phân tích đánh giá tài chính và quản lý danh mục đầu tư. Sự nghiệp kinh doanh và con đường trở thành tỷ phú của bà cũng đã bắt đầu từ đây.
– Từ vị trí với công việc đầu tiên là một chuyên gia phân tích tài chính và quản lý danh mục đầu tư, chức danh của Abigail Johnson đã được nâng dần lên: điều hành trong ban quản lý Fidelity và FMR vào năm 1997, tham gia vào quản lý mảng Dịch vụ Tài chính Hưu trí Fidelity rồi Quản lý điều hành trong Tập đoàn Fidelity Investments…
– Năm 2014, Abigail Johnson trở thành một thế hệ lãnh đạo thứ ba khi chính thức ngồi lên ghế Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Fidelity thay thế cho người cha mình là ông Edward Ned Johnson III. Đây được coi là một vị trí đầy tính thử thách thực sự dành cho bà.
Bà đã lèo lái thúc đẩy Fidelity ngày càng lớn mạnh
– Thời điểm mà Abigail Johnson nhậm chức là lúc mà cơn bão khủng hoảng tài chính kinh tế 2008 diễn ra vẫn còn để lại nhiều tàn dư, ngành quỹ mới đã lấy lại đà phục hồi sau nỗi “ám ảnh” bao trùm phố Wall mang tên “các sản phẩm phái sinh”. Đứng trước những áp lực và khó khăn đó, Abigail Johnson đã chứng tỏ rằng mình không phải là một người thừa kế vô dụng và bất tài khi từng bước đưa Fidelity khẳng định vị trí hàng đầu của một tập đoàn hùng mạnh trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính.
– Thành công của bà không chỉ là lèo lái thúc đẩy Fidelity ngày càng lớn mạnh mà còn làm cho Fidelity trở thành lựa chọn của những khách hàng nổi tiếng bậc nhất và khó tính.
– Dưới thời bà Abigail Johnson, Fidelity trở thành CTY quỹ tương hỗ lớn thứ 2 ở Mỹ (sau quỹ Vanguard) với giá trị tài sản thuộc quyền quản lý khoảng 2000 tỷ USD.
Không thể phủ nhận rằng số gia sản của bà Abigail Johnson “xuất phát” từ gia đình và vì bà là người thừa kế. Thế nhưng, cũng không thể phủ nhận những kết quả, thành tựu xuất sắc mà bà Abigail Johnson đã đạt được bằng tài năng lãnh đạo của mình để vượt qua “cái bóng” của thế hệ những người cha ông tiền nhiệm.
Trên đây là 7 bí quyết quản trị từ nữ tỷ phú quyền lực Abigail Johnson.
Khi cha bà – Edward “Ned” Johnson III tử bỏ chiếc ghế chủ tịch và về hưu thì Johnson chắc chắn sẽ trở thành CEO kế nghiệp. Chưa bao giờ Johnson tự mãn hay có cảm giác thoải mái trong vai trò người kế vị.
Vì theo bà, để góp phần đưa tổ chức, CTY của mình tiến lên thì "mỗi ngày bạn phải thức dậy với một nguồn năng lượng mới đi cùng hàng loạt ý tưởng sáng tạo". Và đó là lý do mà công việc của bà sẽ không bao giờ kết thúc.
Từ những gì bà đã học được ở trường đại học, từ những thử thách, khó khăn đã vượt qua tại Fidelity, và từ những điều nhỏ nhặt đến những điều lớn lao trong cuộc sống gia đình, Johnson học được rằng: "Rất nhiều người sẽ cho bạn lời khuyên, tùy vào mức độ của thân thiết của bạn và người đó. Những lời khuyên này có thể có giá trị hoặc không. Song thực tế, chỉ có bạn mới hiểu điều gì là tốt nhất cho bản thân mình. Rốt cuộc thì bạn chính là người hiểu mình nhất" - bà chia sẻ.
Bà cho biết: "Ở vị trí mới, có rất nhiều nhân viên bán hàng xuất sắc và chuyên gia marketing làm việc dưới quyền, rồi hàng ngàn cuộc gọi báo cáo từ đại diện các trung tâm dịch vụ khách hàng". Với đặc thù, tính chất công việc như vậy, Johnson nhận ra rằng mình phải thận trọng kỹ lưỡng khi tương tác với các nhân viên.
Bà "đã phải học cách giao tiếp với nhiều nhóm quản lý với những định hướng và sự quan tâm khác nhau.Và đó đích thực là thách thức về năng lực lãnh đạo". Sau những nỗ lực, cố gắng hết mình của bản thân, Johnson đã chiếm được cảm tình của các đồng nghiệp, cộng sự như một nhà lãnh đạo biết đồng cảm.
Mùa hè sau khi tốt nghiệp trung học và trở thành sinh viên năm nhất trường Hobart and William Smith, Johnson bắt đầu vị trí đầu tiên của mình tại Fidelity với công việc nhận đơn đặt hàng.
“Tôi có nhiệm vụ điền đúng các đơn hàng mà khách hàng yêu cầu”, Johnson cho biết, “Đó là một công việc khá đơn giản, nhưng nó giúp tôi hiểu rằng tôi cần phải có trách nhiệm với những thứ quan trọng trong cuộc sống của mọi người, và phải thực hiện chúng một cách chuẩn xác”.
Phong cách lãnh đạo, quản lý của Johnson đã được đặt nhiều câu hỏi và thường xuyên thăm dò ý kiến của mọi người. Nếu mọi thứ đang diễn ra tốt thì tại sao chúng lại tốt? Nếu công việc đang có vấn đề thì chúng ta cần phải thực hiện hay làm gì để giải quyết chúng? Ý tưởng nào sẽ giúp chúng ta đạt gần đến mục tiêu đề ra? Và thậm chí là những câu hỏi như liệu những mục tiêu đặt ra đã hợp lý chưa? Chúng ta đã làm tốt việc thiết lập mục tiêu chưa?…
Bà yêu cầu các cộng sự, nhân viên phải minh bạch trong công việc, nhấn mạnh việc thiết lập những mục tiêu đi cùng cách thức, giải pháp để đo lường, theo dõi tiến trình đi đến mục tiêu đó.
Trong quá trình công tác và làm việc của mình, Johnson cho biết một trong những sai lầm lớn nhất mà bà gặp phải đó chính là việc để mất hai đối tác chiến lược. Một kinh nghiệm "cực kỳ khó khăn và đau đớn cho cá nhân tôi lẫn các cộng sự thời điểm đó". Sự cố này đã luôn nhắc cô phải hết sức tập trung, lưu ý và trực tiếp đảm nhiệm công việc lãnh đạo của mình.
Bất ổn sẽ xảy ra khi người lãnh đạo không còn đáp ứng và đủ sức ảnh hưởng để dẫn dắt tổ chức của mình. Lời khuyên của Johnson là "khi công việc đang không đi đúng theo lộ trình hoạch định thì đó là lúc người lãnh đạo phải bước lên để dẫn dắt tổ chức trở lại lối đi đúng".
Cha của Johnson, một một doanh nhân kinh doanh nổi tiếng với tư duy sáng tạo, chính là người đã định hình cho bà tính tò mò và tư duy đổi mới ngay từ rất sớm. Từ nhỏ bà đã say mê học hỏi, luôn hướng về phía trước và không ngừng tìm kiếm các giải pháp sáng tạo.
Cùng ban biên tậpBatdongsan Expresstham khảo thêm thông tindoanh nhânnhé!
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn