Người sáng lập của “con rồng Phương Nam”

Thứ tư - 01/05/2024 23:26
Nguyễn Xuân Quang là người giàu xếp thứ 66 tại Việt Nam sở hữu tài sản trị giá hơn nghìn tỷ đồng. Bắt đầu từ...
Mục lục

Nguyễn Xuân Quang là người giàu xếp thứ 66 tại Việt Nam sở hữu tài sản trị giá hơn nghìn tỷ đồng. Bắt đầu từ một doanh nghiệp nhỏ nhưng lại có quyết tâm vô cùng mạnh mẽ cùng với những cái “bắt tay chiến lược”, ông đã xây dựng Nam Long trở thành một doanh nghiệp bất động sản lớn nhất tại Việt Nam. Hãy cùng BATDONGSAN EXPRESS tìm hiểu thêm về vị doanh nhân này nhé !

Doanh nhân Nguyễn Xuân Quang là ai ?

Nguyễn Xuân Quang, sinh năm 1960 trong 1 gia đình học thuật tại Bình Thuận. Đến năm 1983, ông tốt nghiệp chuyên ngành Kiến trúc của Trường Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh. Hiện tại, ông đang là Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Nam Long (NLG).

Chặng đường sự nghiệp của chàng kiến trúc sư Nguyễn Xuân Quang

Chủ tịch Nam Long Group cũng bộc bạch:

Ở thời của tôi, hầu hết kiến trúc sư sau khi ra trường đều muốn được vào làm việc ở Ủy ban Xây dựng cơ bản Nhà nước. Trong những năm 1983 – 1988, tôi học hỏi rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình làm việc ở Phân viện Quy hoạch phía Nam.

Nguyễn Xuân Quang - Chủ tịch Nam Long

Tuy nhiên, tôi cũng nhận ra bản thân không có cơ hội để nâng cao học vấn. Trên hết những tác phẩm tâm huyết của các kiến trúc sư đa phần thường khá khó trở thành hiện thực. Chính điều này cũng là lý do thúc đẩy tôi quyết định lập ra đơn vị thầu phụ và chuyên đi thầu lại cho các doanh nghiệp lớn của Nhà nước.

Sau đó, Nhà nước ban hành chính sách cho phép hình thành các công ty tư nhân. Việc này cũng mở ra cơ hội đế Nguyễn Xuân Quang hiện thực hóa ước mơ lập công ty đã được ông ôm ấp từ lâu thế nhưng ông lại vấp phải sự phản đối của cả bố mẹ và bạn bè.

Nam Long được thành lập vào năm 1992, với số vốn ban đầu vào khoảng 700 triệu đồng, doanh nghiệp này là 1 trong những doanh nghiệp ngoài quốc doanh đi đầu ở Việt Nam.

Sau đó, ông Nguyễn Xuân Quang gặt hái được nhiều thành công lớn với thương hiệu “Nhà Nam Long”.

Quan điểm của ông Nguyễn Xuân Quang về việc kinh doanh Bất động sản

Dự án Ehome khẳng định vị thế thương hiệu Nam Long

Trong năm 2008, khi cả thị trường còn đang trong cơn sốt về căn hộ cao cấp, Nam Long tung ra dòng sản phẩm căn hộ giá rẻ EHome 1 với giá chỉ 10 triệu đồng/m2. Khi đó, nhiều nghi vấn được đặt ra cho Nam Long. Tuy nhiên, chỉ một thời gian sau, thị trường bất động sản gặp nhiều biến động khiến dòng sản phẩm cao cấp ngày nào dần bị thất sủng và tiếp đó là việc các căn hộ giá rẻ lên ngôi.

Sau việc tung ra hàng loạt các dự án EHome, Nam Long được biết đến nhiều hơn. Ông Quang cũng cho biết các chiến lược này đã được vạch ra từ năm 2005. Từ năm 2007- 2011, Nam Long đã bàn giao hơn 1.000 căn hộ EHome; sau đó đến giai đoạn từ 2011 – 2014 số căn hộ EHome được tiêu thụ lên đến 2.500 căn.

Nam Long đã cho ra mắt thị trường dự án Flora – 1.971 căn; dự án Ehome/EhomeS – 552 căn và dự án Valora – 480 căn.

Lâu nay, rất nhiều người thường cho rằng lợi nhuận nhận được từ việc đầu tư kinh doanh các dòng sản phẩm giá rẻ sẽ không thể so được với các dòng sản phẩm cao cấp, nhưng những gì mà Nam Long đạt được đã cho thấy điều ngược lại.

Hiện nay, Nam Long có đến hàng chục các công ty con với mục đích hỗ trợ và phát triển các dự án lớn nhỏ. Tuy nhiên, việc nhà ở giá rẻ trở thành xu thế hiện nay cũng tạo áp lực cạnh tranh không nhỏ khi ngày càng nhiều các doanh nghiệp thâm nhập vào lĩnh vực này.

Chủ tịch Nam Long trả lời phỏng vấn

Thế nhưng, ông Quang lại khá tự tin. Ông cho rằng “Người chiến thắng sẽ là người bản lĩnh nhất. Lợi thế của Nam Long là đã đi trước về trình độ công nghệ cùng với các thiết kế hay kể cả đến các giải pháp bán hàng”.

Nam Long được đánh giá cao từ các nhà đầu tư nước ngoài

Xuất phát điểm từ 1 kiến trúc sư, giúp cho ông Quang nắm giữ các kỹ năng cơ bản về xây dựng. Bên cạnh đó, ông còn có quan điểm: “Nếu không có thêm ngoại lực, bạn không thể nào tự nắm tóc mà nhấc mình lên được”. Có lẽ chính nhờ quan điểm này đã khiến Nam Long từ một công ty gia đình xoay mình thành 1 công ty cổ phần và bắt tay với tổ chức nước ngoài.

Nam Long vươn mình ra thế giới

Năm 2005, Nam Long chính thức chuyển đổi thành 1 công ty cổ phần với tổng vốn điều lệ đã tăng gấp gần 80 lần so với những ngày mới thành lập.

Ba năm sau đó, Nam Long ký kết mối quan hệ hợp tác với 2 đối tác là Công ty Nam Việt và Quỹ ASPL.

Đến năm 2010, Quỹ VAF cũng đã trở thành 1 trong những cổ đông chiến lược của Nam Long. Sau đó, danh sách những cổ đông chiến lược “hùng mạnh” của Nam Long. cũng có thêm nhiều cái tên nổi bật khác như IFC thuộc World Bank ( năm 2014) và Keppel Land ( năm 2016) .

Sự góp mặt của các tổ chức quốc tế đã tạo 1 nền tảng vững chắc cho sự phát triển của Nam Long. Cho đến thời điểm này, Nam Long đang thuộc một số ít các công ty bất động sản đã tiếp cận được số vốn quốc tế từ khá sớm. Điều này cũng giúp Nam Long có lợi thế lớn trong việc phát triển quỹ đất. Khi hầu hết các dự án mà Nam Long chịu trách nhiệm đều được đầu tư bằng vốn của chủ sở hữu, trong khi ở nhiều doanh nghiệp địa ốc khác của Việt Nam thì phải sử dụng vốn vay.

Lợi ích từ việc hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài đã thấy rõ. Vậy thì Nam Long mất những gì?

Mất vai trò chi phối luôn là mối lo ngại hàng đầu của nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, với ông Quang thì ông lại không quan trọng việc ai là người sở hữu. Cái mà ông hướng tới là muốn khuếch trương thương hiệu Nam Long. Thực tế, dù có quy mô nhỏ hơn nhiều so với 1 phần các tập đoàn bất động sản, nhưng tính đại chúng của Nam Long lại tốt hơn hẳn.

Cái bắt tay xây dựng đế chế Nam Long

Vào năm 2014, Nam Long bắt đầu hợp tác với hàng loạt các công ty nước ngoài với tầm ảnh hưởng lớn như: Công ty tài chính quốc tế IFC hay Quỹ đầu tư Bridger Capital và quỹ Probus Asia.

Công ty Nam Long cũng hợp tác với nhiều các đối tác từ Nhật Bản để phát triển sản phẩm bất động sản - căn hộ giá rẻ Ehome. Sau đó, Nam Long cũng dần chuyển sang dòng sản phẩm nâng cao chất lượng cuộc sống, điển hình là dự án căn hộ Flora.

Dự án căn hộ Flora

Bên cạnh việc mở rộng thị trường, Nam Long cũng khẳng định được vị trí của mình trên thị trường bất động sản qua việc tạo ra những dòng sản phẩm với sự phân cấp phù hợp. Từ đó, thúc đẩy sự phát triển của ngành bất động sản một cách tốt nhất.

Đến năm 2019, NLG tiếp tục trên đà tăng tốc việc triển khai thêm 3 khu đô thị mới là KĐT Mizuki (26 hecta), KĐT Akari (8,5 hecta) và KĐT WaterPoint (355 hecta).

Dự án khu đô thị Mizuki Park

Vào đầu năm 2019, Nam Long công bố giao dịch thu mua 70% cổ phần Công ty Portsville Pte. Ltd (thuộc Tập đoàn Keppel Corporation Limited của Singapore) trong dự án Đồng Nai Waterfront City. Giá trị của thương vụ này lên đến hơn 2.300 tỷ đồng.

Đến cuối năm 2020, Nam Long cũng thành công mua nốt 30% vốn còn lại trong dự án Đồng Nai Waterfront City thuộc Công ty Portsville Pte.Ltd (Keppel Land) với tổng giá trị vào khoảng 1.950 tỷ đồng, tương đương 86,5 triệu USD. Sau khi thương vụ này, Nam Long đang sở hữu toàn bộ của dự án Đồng Nai Waterfront City.

TGĐ Tập đoàn Nam Long Chu Chee Kwang và Chủ tịch Keppel Land Vietnam Linson Lim Soon Kooi ký thỏa thuận hợp tác

Nam Long dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Nguyễn Xuân Quang trong gần 30 xây dựng và phát triển đã trở thành một doanh nghiệp bất động sản lớn tại Việt Nam. Hiện, Nam Long đang sở hữu đến hơn 20 công ty con và liên doanh với hơn 620 nhân viên, có tổng số vốn chủ sở hữu lên đến hơn 6.300 tỷ đồng và tổng tài sản vào khoảng 10.900 tỷ đồng.

Cùng ban biên tậpBatdongsan Expresstham khảo thêm thông tindanh sách doanh nhân thế giới

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn