Trong quá trình mua bán, chuyển nhượng nhà đất luôn tồn tại nhiều rủi ro, vì vậy người mua cần tìm hiểu kỹ lưỡng và nắm rõ các vấn đề pháp lý để không phải chịu thiệt hạn về tiền bạc cũng như thời gian. Bài viết dưới đây BATDONGSANEXPRESS sẽ cung cấp đến bạn các thông tin quan trọng về quy trình các bước mua nhà đất an toàn giúp các cuộc giao dịch diễn ra thuận lợi.
Đây là một trong những bước không thể thiếu trong quá trình mua nhà hiện nay. Số tiền đặt cọc tùy thuộc vào thỏa thuận của 2 bên và thường là 2 - 3% so với giá trị căn nhà/khu đất. Thông thường, thời gian đặt cọc sẽ dao động từ 5 -7 ngày hoặc tùy thuộc vào thỏa thuận của 2 bên.
Ngoài tiền đặt cọc, cần chuẩn bị biên bản đặt cọc với nội dung chính như sau:
- Thông tin pháp lý của người bán (họ tên, CMND, hộ khẩu thường trú…).
- Thông tin pháp lý của người mua (họ tên, CMND, hộ khẩu thường trú…).
- Nội dung mô tả về đất giao dịch (diện tích, diện tích xây dựng, hiện trạng, số sổ đỏ,...).
- Số tiền thỏa thuận mua bán của giữa hai bên.
- Số tiền đặt cọc.
- Hình thức thanh toán
- Thời gian hai bên ký kết hợp đồng mua bán tại văn phòng công chứng
Ngoài ra, khi tiến hành đặt cọc, hai bên mua và bán có thể mời thêm 2 người làm chứng ký vào giấy biên bản đặt cọc hoặc quay phim lại quá trình để làm bằng chứng trước pháp luật, đề phòng các rủi ro xảy ra. Sau khi hoàn thành đặt cọc, hai bên hẹn ngày giao dịch cụ thể.
Thông thường, việc tiến hành ký kết hợp đồng và công chứng hợp đồng sẽ được tiến hành cùng lúc với việc bên mua thanh toán đủ số tiền còn lại cho bên bán và bên bán bàn giao giấy tờ pháp lý liên quan cho bên mua.
- Người bán chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
+ CMND/CCCD (bản gốc) và 4 bản photo công chứng (của cả vợ chồng và những người đồng sở hữu).
+ Hộ khẩu thường trú (bản gốc) và 4 bản photo công chứng (của cả vợ chồng và những người đồng sở hữu).
+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản gốc) và 4 bản photo công chứng.
+ Sổ đỏ (bản gốc) nhà, đất đang giao dịch.
- Người mua chuẩn bị các loại giấy tờ:
+ CMND/CCCD (bản gốc) và 4 bản photo công chứng.
Khi tiến hành ký hợp đồng mua bán tại cơ quan có thẩm quyền, các công chứng viên sẽ xác nhận xem 2 bên đã hoàn tất thủ tục thanh toán chưa, sau đó sẽ giao hợp đồng đã được công chứng gồm 5 bản trong đó 1 bản được giữ lại ở văn phòng công chứng, 1 bản giao cho người bán và 3 bản còn lại được giao cho người mua.
Xem thêm:Mẫu đơn kiện đòi lại đất mới nhất theo quy định hiện nay
Bên bán và bên mua phải nộp hồ sơ mua bán tại văn phòng các cấp chính quyền như: quận, huyện. Hồ sơ bao gồm:
- 2 bản photo sổ hộ khẩu
- CMND/CCCD
- Giấy đăng ký kết hôn/giấy chứng nhận độc thân
- 2 bản hợp đồng có chữ ký của 2 bên và đã được công chứng
- Bản gốc sổ đỏ.
Người mua và người bạn sẽ thỏa thuận ai là người sẽ phải nộp hồ sơ và trả các loại phí theo quy định của pháp luật tại UBND cấp quận, huyện.
Các khoản phí phải nộp gồm:
- Bên mua: nộp thuế thu nhập cá nhân 2% giá trị hợp đồng
- Bên bán: mức phí trước bạ là 0.5% giá trị hợp đồng
- Lệ phí địa chính: 15.000 đồng/trường hợp
- Lệ phí thẩm định hồ sơ: tính bằng 0,15% giá trị (sang tên) chuyển nhượng (dưới 100 nghìn đồng đến tối đa không quá 5 triệu đồng/trường hợp)
- Phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tính bằng 0.15% giá trị hợp đồng.
Xem thêm:Một số quy định của nhà nước về luật thuê nhà hiện nay
- Cơ quan thẩm định sẽ tiến hành kiểm tra, xác nhận lại về thông tin diện tích đất theo hồ sơ mà 2 bên đã nộp.
- Sau khi đã xác nhận các thông tin, cơ quan công quyền sẽ gửi thông báo thuế để chủ nhà đi nộp và thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Khi đã thực hiện nộp thuế đầy đủ, người mua đến Ủy ban nhân dân quận/huyện nộp toàn bộ hồ sơ nhà đất, hợp đồng mua bán nhà đất và biên lai lệ phí trước bạ.
Tại đây, người mua sẽ được đăng ký quyền sở hữu nhà đất. Như vậy người mua đã chính thức trở thành chủ của nhà đất như trong hợp đồng, kết thúc quá trình mua bán nhà đất.
Những giấy tờ nhà đất được đăng ký làm lại về thông tin chủ sở hữu sẽ được cấp lại khoảng 30 đến 45 ngày sau đó.
Người có ý định mua nhà đất nên tìm hiểu hiểu kỹ các thông tin từ các người dân xung quanh, UBND phường, xã hay tìm kiếm các thông tin trên mạng xã hội, báo điện tử… để tránh vướng vào các cuộc tranh chấp nhà đất.
Việc mua bán nhà đất đang bị tranh chấp là hợp pháp nhưng bạn nên hạn chế tìm mua những căn nhà đang bị thế chấp ngân hàng. Bạn có thể tra cứu thông tin thế chấp ngân hàng miễn phí thông qua bản photo sổ đỏ tại văn phòng công chứng, nhận biết bằng cách xem ở bìa của sổ đỏ hoặc có một tờ giấy ghi chú riêng được đóng giáp lai trên sổ đỏ.
Bạn cũng cần tìm hiểu thông tin cơ bản của người bán rõ ràng, chú ý đến cách giao tiếp và phong cách làm việc để tránh rủi ro trong quá trình mua bán nhà đất.
Bài viết trên đây, BATDONGSAN EXPRESS đã chia sẻ đến bạn đầy đủ các quy trình mua bán nhà đất mới nhất, hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình giao dịch nhà đất.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn