Lê Văn Quang - chàng kỹ sư công nghệ chế biến đến “vua tôm”

Thứ tư - 01/05/2024 23:58
Không lấn sân sang các lĩnh vực khác, Lê Văn Quang vẫn được coi như là 1 vị vua không ngai khi sở hữu hàng loạt cái...
Mục lục

Không lấn sân sang các lĩnh vực khác, Lê Văn Quang vẫn được coi như là 1 vị vua không ngai khi sở hữu hàng loạt cái nhất: số một ngành tôm toàn thế giới, số một trong việc sử dụng các công nghệ chế biến hiện đại và còn nhất về nguồn nguyên liệu.Theo dõi bài viết cùng BATDONGSAN EXPRESS nhé!

Tiểu sử cuộc đời ‘Vua tôm’ Lê Văn Quang

Lê Văn Quang sinh năm 1958 tại Quảng Ninh, là Kỹ sư công nghệ chế biến thủy sản. Ông được mệnh danh là Vua tôm trong ngành sản xuất tôm tại Việt Nam.

Ông chủ Tập đoàn Minh Phú - Ông Lê Văn Quang

Quá trình công tác của vua tôm Lê Văn Quang

Năm 1981 - 1983: Ông là cán bộ kỹ thuật làm việc ở Sở thuỷ sản Minh Hải.

Năm 1983 - 1986: Ông giữ chức vụ Phó phòng thu mua của Công ty Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Minh Hải

Năm 1986 - 1988: Ông nhậm chức Quản đốc 1 phân xưởng của Công ty Xuất nhập khẩu thuỷ sản Minh Hải


Vua tôm - Doanh nhân, tỷ phú Lê Văn Quang

Năm 1992 - 2003: Ông làm Chủ doanh nghiệp tư nhân Minh Phú

Năm 2003 - 2006: Ông giữ chức vụ TGĐ tại Công ty Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Minh Phú

Năm 2006 - nay: Ông vẫn đảm nhiệm TGĐ tại Tập đoàn thủy sản Minh Phú.

Cuộc đời sự nghiệp của chàng kỹ sư công nghệ chế biến

Lớn lên gắn với biển nên kể từ nhỏ ông Quang đã sớm làm quen với tôm, cá. Điều này cũng là động lực để ông quyết định theo nghiệp thủy sản. Vào những năm 1988, chàng kỹ sư trẻ tuổi đã đưa ra quyết định táo bạo khi không làm trong doanh nghiệp nhà nước nữa mà tự mở ra con đường riêng.


Minh Phú đứng thứ 23 trong danh sách top 100 DN thủy sản lớn nhất thế giới năm 2014, với doanh thu tăng 41%.

Thời điểm đó hầu hết các doanh nghiệp nhà nước đều mua theo giá Bộ Thủy sản quy định, như loại tôm từ 41-90 con/kg đều được mua đồng giá 8.000 đồng/kg.

Nhạy bén trước cơ hội kinh doanh, ông Quang quyết định chỉ mua tôm 41-60 con/kg với giá vào khoảng 10.000 đồng/kg và rồi chế biến thành phẩm. Cỡ tôm của ông lớn và đều hơn vì thế các sản phẩm của ông cũng có giá cao hơn bình thường.

Năm 1992, ông thành lập Xí nghiệp chuyên Chế biến và Cung ứng hàng xuất khẩu Thủy hải sản Minh Phú với số vốn ngày đầu là hơn 120 triệu đồng với hoạt động chính là thu mua và chế biến thủy hải sản để cung cấp cho các đơn vị trong tỉnh.


Kết quả kinh doanh theo tổng hợp của MPC từ năm 2004 cho đến năm 2020

Từ đó, Minh Phú không ngừng gia tăng nguồn vốn đầu tư đồng thời cũng mở rộng sản xuất kinh doanh, nhờ đó tổng số vốn điều lệ tăng liên tục qua nhiều năm liền. Đến nay tổng số vốn điều lệ của Minh Phú đã lên đến con số 700 tỷ đồng.

Thuận lợi trong việc kinh doanh đã giúp Minh Phú 1 lượng tiền nhàn rỗi. Công ty quyết định dùng số tiền nhàn rỗi này để gửi tiết kiệm và dùng chính sổ tiết kiệm đó thế chấp ngân hàng để vay vốn lưu động. Đây là 1 nước đi khôn ngoan khi Minh Phú vừa hưởng lãi suất tiết kiệm và cũng vừa hưởng lãi suất vay ưu đãi. Thậm chí lãi suất của khoản vay này còn thấp hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm.


Chú trọng vào việc kinh doanh và phát triển bền vững

Minh Phú cũng đã bắt tay vào thực hiện 1 quy trình nuôi trồng và sản xuất khép kín vào năm 2006. Và tới năm 2009, Minh Phú đã thành công xây dựng lên nhà máy chuyên chế biến tôm với vốn đầu tư lên đến 405 tỷ đồng ở Hậu Giang.

Bài học rút ra được từ những thất bại trước của mình.

Dù là khi mới khởi nghiệp hay khi đã trở thành một doanh nhân thành đạt thì ông cũng phải trải qua không ít thất bại như khi ông sa lầy vào các hoạt động đầu tư tài chính trong giai đoạn những năm 2006- 2007.


Cơ cấu cổ phần sở hữu tại MPC tính tới năm 2021 - Riêng gia đình chủ tịch Lê Văn Quang là 30,7%

Việc này đã khiến 1 lượng tài sản không nhỏ của Minh Phú bị cuốn theo cơn bão tài chính; hay như câu chuyện Minh Phú đưa ra quyết định đầu tư vào Quỹ Tầm Nhìn SSI nhưng còn chưa thu được đồng lãi nào mà đã phải trích lập dự phòng tài chính mỗi năm lên đến hơn 50 tỷ đồng.Đó là những bài học kinh doanh đắt giá mà ông Quang luôn nhớ đến.

MPC là dẫn đầu Top 10 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2012

Minh Phú là ít khi xảy ra tình trạng thiếu nguyên liệu trong quá trình sản xuất vì ông chủ Minh Phú đã đưa ra một chính sách thu mua ổn định, đặc biệt là việc thu mua tôm luôn phải theo giá thị trường, không được cao hơn hay thấp hơn.

Mạng lưới khách hàng của MPC trên toàn thế giới

Đầu tư vào nguồn lực con người

Câu chuyện “nhảy việc” luôn là 1 bài toán nan giải đối với nhiều doanh nghiệp sản xuất. Tuy nhiên chuyện này hiếm khi xảy ra ở Minh Phú, nguyên nhân chính là do nhiều chính sách ưu đãi cho người lao động được ông Quang đưa ra như mức lương của công nhân luôn cao hơn so với mặt bằng chung hay về chính sách nhà ở chu đáo của Minh Phú, đặc biệt đầu tư vào nguồn nhân lực kế thừa trong tương lai như việc trao tặng học bổng cho con em của công nhân viên…

Cơ cấu nhân sự Minh Phú theo thống kê năm 2011

TGĐ Asia Pacific Unit, thuộc Tập đoàn Mitsui, Ông Yamauchi nhận xét: “Với sự lãnh đạo của ông Quang, Minh Phú đã và đang trên đà phát triển ổn định. Tính đến thời điểm hiện tại, gần như không có 1 đối thủ nào có thể cạnh tranh với Minh Phú trong lĩnh vực kinh doanh này”.

Tôm Minh Phú - công ty tôm tiên tiến nhất Việt Nam.

Theo đánh giá của 1 tạp chí chuyên về chế biến thủy sản ở Anh công bố, Tạp chí Undercurrentnews, Minh Phú đứng thứ 23 trong danh sách top 100 DN thủy sản lớn nhất thế giới năm 2014, với doanh thu tăng 41%.

Ngay từ năm 2011 Minh Phú đã chiếm tới 5,7% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm của cả nước

Cùng ban biên tậpBatdongsan Expresstham khảo thêm thông tin tiểu sử doanh nhân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn