Hiện nay nhiều người mua nhà đất sổ chung vì lý do giá thành rẻ hơn giá thị trường. Tuy vậy, việc mua nhà chung sổ tồn tại rất nhiều vấn đề bất cập và rủi ro mà người bán và người mua có thể sẽ gặp phải về mặt pháp lý như quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê… BATDONGSAN EXPRESS sẽ giải đáp những thắc mắc có nên mua nhà sổ chung thông qua bài viết dưới đây.
Nhà sổ chung tức là nhà có từ 2 người đồng sở hữu trở lên được thể hiện trên sổ đỏ, sổ hồng hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản đi liền với đất trong trường hợp như không có mối quan hệ ràng buộc: vợ chồng hay con cái, sẽ được Pháp luật công nhận.
Thông thường có 2 trường hợp hay gặp khi mua nhà chung sổ:
Nhà đã có đủ điều kiện để tách thửa nhưng người chủ lại chưa tách riêng nhà ra thành một cuốn sổ riêng biệt.
Nhà không đáp ứng đủ điều kiện tách thửa.
Đã từng có rất nhiều cảnh báo về nguy cơ tiềm ẩn khi mua nhà hoặc mua đất sổ chung sổ được đưa ra. Tuy nhiên do hạn chế về các quy định pháp lý quyền sở hữu nên việc mua bán loại hình bất động sản này khá phổ biến.
Khi mua nhà đất sổ chung sẽ xảy ra những rủi ro về mặt pháp lý bởi nếu muốn mua bán hợp pháp sẽ cần sự đồng chấp thuận của người đồng sở hữu nó. Đã có nhiều trường hợp thỏa thuận viết tay hay văn bản không được công chứng vì không đáp ứng đủ các điều kiện công chứng do giá trị pháp lý không đảm bảo.
Bên cạnh đó, nếu đất thuộc quy hoạch sẽ không đủ điều kiện tách sổ. Trong nhiều trường hợp người bán không đủ điều kiện tách sổ nên việc bán cho nhiều người với giá rẻ qua hợp đồng viết tay, không có văn bản công chứng và người mua chỉ cầm sổ đứng tên người bán. Giao dịch này là hoàn toàn không hợp pháp, và ai là người bỏ tiền ra sẽ là người chịu thiệt hại đầu tiên.
Vì vậy, bạn không nên mua nhà đất sổ chung hay không thể tránh được những tiềm ẩn rủi ro phát sinh sau này.
Xem thêm: Văn phòng ảo là gì? Những lợi ích mà văn phòng ảo đem lại
Theo quy định trong Luật đất đai, khi mua đất chung sổ, mọi người tham gia đều có quyền sử dụng đất như nhau. Vì thế, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ ghi tên của tất cả những người đã tham gia mua bán đất và Giấy chứng nhận này sẽ được cấp cho mỗi người một bản hoặc là cấp thêm một bản cho người đại diện nếu có yêu cầu.
Ở khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai 2013 quy định, khi những người góp tiền nhận chuyển nhượng chung mảnh đất sẽ không được yêu cầu cho một người đại diện giữ Giấy chứng nhận, lúc đó cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận.
Trong trường hợp người góp tiền nhận chuyển nhượng chung mảnh đất có thỏa thuận bằng văn bản sẽ cấp Giấy chứng nhận cho người đại diện thì Giấy chứng nhận được cấp cho người đại diện đó.
Quy định tại tại Luật đất đai 2013 Điều 188 khoản 1 và những văn bản hướng dẫn thi hành Luật đất đai chỉ rõ cho những người đồng sở hữu đất chung sổ sẽ được quyền tách riêng nếu có đủ điều kiện mà Luật quy định:
Đáp ứng đủ các điều kiện về diện tích và kích thước của cạnh tối thiểu.
Sở hữu Giấy chứng nhận.
Đất không có tranh chấp trước đó.
Quyền sử dụng đất không bị kê biên và bảo đảm thi hành án.
Tuy nhiên, khi thực hiện tách thửa, cũng cần lưu ý một số điểm sau đây:
Diện tích tối thiểu đảm bảo việc tách thửa là diện tích thửa đất mới được hình thành và phần còn lại sau khi đã tách thửa không được nhỏ hơn.
Nếu tách thửa tạo ra thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích cho phép tối thiểu nhưng lại xin hợp thửa với thửa đất khác ở liền kề nhằm tạo nên thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn diện tích tối thiểu thì vẫn được phép tách thửa.
Xem thêm: Nhữngthủ tục mua bán nhà đất khi không có sổ đỏ
Trước khi quyết định mua:
– Cần kiểm tra thật kỹ xem nhà đã được chuyển nhượng hay chưa? Liệu có các tranh chấp không? Hay có thuộc diện phải quy hoạch không?
– Tìm hiểu đầy đủ thông tin của những người đồng sở hữu.
– Cần phải có các giấy tờ pháp lý cơ bản như sổ đỏ hoặc các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của người bán nhà.
Khi giao dịch để mua bán:
– Cần đến văn phòng công chứng để lập vi bằng bàn giao nhà và bàn giao nhận tiền. Với một số thông tin đầy đủ và rõ ràng như nhà có diện tích bao nhiêu, hiện trạng, tiếp diện liền kề ở đâu…
– Rõ ràng và minh bạch trong các thỏa thuận về vấn đề sở hữu chung và riêng; quyền nghĩa vụ của các bên trong quá trình sử dụng tài sản.
– Trong trường hợp không thể tách thửa, người mua cần phải yêu cầu chuyển nhượng một phần để cùng đứng tên sổ chung và lập vi bằng đầy đủ.
Nhà sổ chung nên mua hay không là câu hỏi thường gặp khi người mua quyết định mua bán bởi loại hình bất động sản này tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ rủi ro. BATDONGSAN EXPRESS hi vọng rằng thông qua những chia sẻ ở bài viết trên đây, bạn đã có thêm nhiều thông tin bổ ích trước khi quyết định mua nhà sổ chung để tránh được những rủi ro phát sinh.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn