Trong lĩnh vực xây dựng thì khái niệm về diện tích thông thủy, diện tích tim tường, cách tính các diện tích này không còn xa lạ, tuy nhiên đối với những người không có chuyên môn thì khi mua nhà sẽ gặp nhiều khó khăn. Trong phạm vi bài viết này sẽ giúp giải đáp cho các bạn về cách tính diện tích căn hộ chung cư dựa trên quy định của pháp luật.
Diện tích thông thủy chính (diện tích sử dụng của căn hộ) là diện tích của căn hộ được đo theo mực nước có thể tràn vào. Chính vì vậy nên phần tường bao quanh, phần tường phân chia các phòng của căn hộ và diện tích của sàn có cột sẽ không được tính.
Đây cũng là diện tích chuẩn được pháp luật quy định vừa đảm bảo quyền lợi của người mua và chủ đầu tư kinh doanh.
Nếu khi mua bán căn hộ chung cư mà chủ đầu tư ghi theo diện tích tim tường thì tức là sai với quy định của pháp luật nên người mua nhà có thể yêu cầu chủ đầu tư xem lại cách ghi hoặc cách tính diện tích.
Hiện nay, theo Luật Nhà ở năm 2014, khi mua nhà chung cư, diện tích sử dụng của căn hộ được tính theo thực tế, bao gồm diện tích tường ngăn các phòng trong căn hộ, lô gia (nếu có) diện tích Ban công, không bao gồm diện tích tường bao quanh nhà, tường ngăn cách căn hộ, diện tích sàn có cột và hộp kỹ thuật bố trí trong căn hộ. Khi tính diện tích ban công phải tính toàn bộ diện tích sàn, nếu ban công có diện tích tường chung thì tính từ mép trong của tường chung để phù hợp với thông lệ quốc tế.
Xem thêm:Một số quy định của nhà nước về luật thuê nhà hiện nay
Để tính diện tích căn hộ thì phải theo quy định trong Thông tư 03/2014/TT-BXD. Tuy nhiên, Thông tư này đã hết hiệu lực kể từ ngày 15/08/2016 và được thay thế bởi Thông tư 19/2016/TT-BXD vào ngày 30/6/2016. Nhưng, cách tính diện tích căn hộ vẫn phải theo quy định ở Thông tư số 03.
Để thống nhất 1 cách đo diện tích duy nhất thì theo quy định tại khoản 2 Điều 101 Luật Nhà ở năm 2014, diện tích căn hộ sẽ được tính theo diện tích thông thủy. Cách tính này giúp bảo đảm tối đa quyền lợi cho người mua nhà về diện tích thực tế sử dụng lẫn phần diện tích để có thể tính phí dịch vụ quản lý vận hành của nhà chung cư sau này.
Hiện nay, diện tích thông thủy khi tính diện tích căn hộ/nhà chung cư được tính như sau:
Diện tích thông thủy = (Diện tích tường để ngăn phòng + diện tích của ban công + diện tích ở) – (Diện tích phần tường bao quanh + phần tường phân chia căn hộ + diện tích của sàn có cột + hộp kỹ thuật).
Cụ thể hơn là cách tính diện tích thông thủy sẽ bằng chiều dài nhân với chiều ngang bên trong của căn hộ (tính từ tường mép trong) cộng với chiều dài nhân với chiều ngang của ban công trừ đi tổng phần diện tích của cột chịu lực bên trong căn hộ và số cột, thêm cả phần diện tích sàn có hộp kỹ thuật nằm bên trong căn hộ đó.
Ví dụ:
Chiều dài và chiều ngang bên trong căn hộ (tính từ mép tường trong lần lượt là 8.8m và 7m). Chiều dài và chiều ngang của ban công, lô gia lần lượt là 1.5m và 5.5m.
Tổng phần diện tích của cột chịu lực bên trong của căn hộ và số cột lần lượt là 0.8m2 – có 3e. Phần diện tích sàn có hộp kỹ thuật nằm bên trong của căn hộ là 0.8m2 thì diện tích thông thủy = (8.8 x 7 + 1.5 x 5.5) - (0.8 x 3 + 0.8) = 66.65
Xem thêm:Quy trình các bước mua nhà đất đã có sổ đỏ an toàn, mới nhất hiện nay
Diện tích tim tường là cách tính để đo diện tích căn hộ từ tim tường. Diện tích tim tường sẽ bao gồm tường bao quanh nhà, tường ngăn cách các căn hộ, diện tích sàn có cột, các hộp kỹ thuật bố trí trong các căn hộ.
Trên thực tế, việc đo đo theo thông thủy sẽ không có lợi trong khía cạnh bảo vệ quyền lợi và hạn chế tranh chấp so với việc đo theo tim tường. Bởi vì không gian dày đặc của các bức tường không phải là không được sử dụng.
Đối với những bức tường chỉ dùng để ngăn cách căn hộ mà không cần có lực mạnh, người ta cũng có thể làm những đường lỗ hổng để thêm phần trang trí, đưa các kết cấu để đỡ tủ và các thiết kế khác cho căn hộ… Vì vậy, việc đo căn hộ theo tim tường sẽ giúp xác định ranh giới quyền của chủ sở hữu.
Để tính diện tích tim tường thì sẽ đo từ tâm tường ở trung tâm của căn hộ. Diện tích tim tường hay còn gọi là “diện tích sàn xây dựng” tính từ tim tường bao gồm cả diện tích sàn có cột, phần tường ngăn căn hộ và hộp kỹ thuật nằm bên trong căn hộ. Cách tính diện tích tim tường cụ thể như sau:
Diện tích tim tường = Diện tích phần tường ngăn phòng + diện tích ban công + diện tích ở.
Mỗi cách tính sẽ có các ưu nhược điểm riêng. Nếu nhà đầu tư đo bằng diện tích tim tường thì diện tích căn hộ có thể lớn hơn nhưng giá mỗi m2 sẽ thấp hơn. Ngược lại, nếu đo theo diện tích thông thủy thì số m2 cho từng căn hộ sẽ ít hơn nhưng giá cho từng m2 lại cao hơn.
Ưu điểm của cách tính diện tích tim tường là khi đo căn hộ theo tim tường sẽ xác định rõ ranh giới quyền lợi của chủ sở hữu, điều này không thể thực hiện theo cách đo theo thông thủy.
Nhược điểm của cách đo tim tường là một số căn hộ có nhiều cột chịu lực thì sẽ càng bất lợi hơn. Tuy rằng, các doanh nghiệp luôn phân bổ đồng đều mọi chi phí và lợi nhuận mà họ mong muốn cho từng m2 bán ra. Tuy nhiên, tỷ lệ giữa m2 phải đóng tiền và m2 thực tế có thể sử dụng được ở các căn hộ có nhiều cột chịu lực sẽ khác nhau.
Với tỷ lệ như vậy, các chủ căn hộ này khi tính diện tích tim tường sẽ bị lỗ khi đóng phí quản lý. Dưới góc độ pháp lý, việc mua bán căn hộ chung cư là hợp đồng dân sự do các bên tự thỏa thuận, không ai bắt buộc những khách hàng này phải chọn căn hộ có nhiều cột chịu lực để mua. Công bằng mà nói, một căn hộ như vậy cần một tỷ lệ khấu trừ nhất định thì mới đảm bảo được.
Theo khoản 3, Điều 9, Luật Nhà ở 2014, cơ quan có thẩm quyền cấp GCN quyền sở hữu nhà chung cư phải bao gồm cả diện tích sử dụng và diện tích sàn của nhà chung cư. Vì vậy, người mua nhà khi ký hợp đồng mua bán nên kiểm tra kỹ các thông số của hai cách tính diện tích này để đảm bảo quyền lợi của mình.
Trên đây là bài viết về cách tính diện tích căn hộ chung cư. Hy vọng qua bài viết này của BATDONGSAN EXPRESS giúp các bạn có thêm thông tin, kiến thức để có thể đảm bảo tối đa quyền lợi khi đi mua nhà/căn hộ chung cư.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn