Ngày nay, việc xây dựng trên đất thổ cư ngày càng phổ biến do nhu cầu sống của người dân ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, nếu xây dựng trên đất thổ cư không được cấp phép xây dựng, nhà đầu tư sẽ bị phạt và bị tháo dỡ công trình, gây tổn hại nhiều về tiền bạc và thời gian. Do đó, BATDONGSAN EXPRESS sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về việc xây dựng trên đất thổ cư ở bài viết dưới đây.
Trước khi tìm hiểu về những trường hợp đất thổ cư không được cấp phép xây dựng, nhà đầu tư cần biết những khái niệm cơ bản về đất thổ cư và giấy phép xây dựng.
Đất thổ cư là loại hình thuộc đất phi nông nghiệp và được dùng để phân biệt với đất thổ canh. Loại đất thổ cư được sử dụng để xây dựng những công trình dự án nhà ở phục vụ cho mục đích sống của mọi người. Đất thổ cư được các cơ quan nhà nước liên quan xác nhận thông qua giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Chủ đầu tư sở hữu đất thổ cư sẽ được quyền xây dựng công trình, nhà ở,...
Đất thổ cư là loại hình đất được sử dụng để xây dựng những công trình dự án nhà ở phục vụ cho mục đích sống của mọi người
Một số trường hợp mà nhà đầu tư không được cấp phép xây dựng trên đất thổ cư có thể kể đến là đất thổ cư chưa được cấp giấy phép xây dựng; đất thổ cư sử dụng khác với mục đích được nêu trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; đất thổ cư nằm trong diện quy hoạch; đất thổ cư thuộc phần đất giải tỏa của Nhà nước; đất thổ cư nằm trong diện tranh chấp;...
Giấy phép xây dựng chính là những văn bản pháp lý cấp cho những chủ đầu tư để họ được quyền xây dựng, cải tạo, sửa chữa những công trình dự án chung cư, căn hộ, nhà ở,... Giấy phép xây dựng sẽ được các cơ quan Nhà nước liên quan ban hành.
Khi cấp giấy phép xây dựng cho chủ đầu tư, giấy phép phải có đầy đủ những nội dung sau:
Tùy thuộc vào từng công trình xây dựng mà có thêm những nội dung khác bổ sung.
Để không rơi vào trường hợp đất thổ cư không được cấp phép xây dựng, nhà đầu tư cần phải đáp ứng điều kiện là phải cấp giấy phép xây dựng khi muốn xây công trình ở đất thổ cư. Nhà đầu tư cần phải lên Ủy ban Nhân dân quận, huyện của mảnh đất thổ cư và yêu cầu cấp giấy phép xây dựng khi. Tùy thuộc vào mỗi nơi mà quy trình cấp giấy phép xây dựng sẽ có quy trình khác nhau.
Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý cần phải có nếu chủ đầu tư muốn xây dựng nhà ở trên đất thổ cư
Đất thổ cư chính là đất để người đầu tư xây dựng những dự án, công trình phục vụ cho nhu cầu ở của bản thân hoặc mọi người. Chủ đầu tư cần phải kiểm tra kĩ trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ở phần mục đích sử dụng đất để biết đất thổ cư có được cấp phép xây dựng hay không. Điều này sẽ giúp chủ đầu tư tránh khỏi việc bị phạt tiền nếu xây dựng công trình trên đất thổ cư không được cấp phép xây dựng.
Một lưu ý khác về đất thổ cư không được cấp phép xây dựng là chủ đầu tư cần tìm hiểu cụ thể về vấn đề pháp lý của khu đất thổ cư mà mình sở hữu để tránh những vấn đề liên quan đến pháp luật. Nhà đầu tư cần phải xin được cấp từ văn phòng đăng ký đất đai tờ trích lục quy hoạch hoặc là bản đồ quy hoạch.
Chủ đầu tư cần phải tìm hiểu pháp lý về khu đất mình sở hữu để không vi phạm những quy định mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề ra
Ngoài ra, bạn cần phải thực hiện các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất với các cơ quan liên quan nếu bạn muốn xây nhà trên đất thổ cư và loại hình đất khác. Như vậy, bạn sẽ không vi phạm những quy định về đất đai được nhà nước đề ra và được cấp phép xây dựng nhà ở, công trình trên loại hình đất đó.
Khi nhà đầu tư cố tình xây dựng trên đất thổ cư không được cấp phép xây dựng, chủ sở hữu đất sẽ bị xử lý theo quy định của Pháp luật.
Khi nhà đầu tư cố tình xây dựng trên đất thổ cư không được cấp phép xây dựng, chủ sở hữu đất sẽ bị xử lý theo quy định của Pháp luật.
Chủ sở hữu đất sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng trong trường hợp không có giấy phép xây dựng đối với việc xây dựng nhà ở riêng lẻ tại các khu di tích bảo tồn ở khu vực nông thôn; và từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với khu vực đô thị. Nếu chủ sở hữu tiếp tục vi phạm, xây dựng đất thổ cư không được cấp phép xây dựng, các cơ quan liên quan sẽ xử phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với việc xây dựng ở khu di tích hoặc là khu bảo tồn ở nông thôn; từ 35 triệu đồng đến 80 triệu đồng đối với việc tái phạm xây dựng nhà ở, công trình ở đô thị
Nếu tái phạm xây dựng nhà ở, công trình ở đô thị, chủ công trình xây dựng sẽ bị phạt tiền từ 35 triệu đến 80 triệu đồng.
Theo Nghị định 139/2017/NĐ-CP khoản 11 Điều 15, chủ sở hữu đất thổ cư sau khi bị phạt tiền phải có nhiệm vụ phải dỡ bỏ công trình nếu công trình đã hoàn thành việc xây dựng. Trường hợp công trình đang xây dựng, các cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ yêu cầu chủ công trình đang thực hiện hành vi vi phạm dừng việc xây dựng. Sau đó họ sẽ tiến hành việc lập biên bản vi phạm hành chính đối với việc vi phạm. Bên liên quan sẽ phải tiến hành làm thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng ở các cơ quan cấp phép xây dựng trong vòng 60 ngày. Sau thời hạn đó, nếu bên vi phạm vẫn không thể xin được giấy phép xây dựng, các cơ quan xử phạt sẽ buộc bên vi phạm tháo dỡ công trình đang xây.
Biện pháp khắc phục vi phạm xây dựng trên đất thổ cư không được cấp phép xây dựng là phải tháo dỡ những công trình khi đã hoàn thành công trình.
Trên đây là những thông tin cần thiết về việc xây dựng công trình trên đất thổ cư không được cấp phép xây dựng. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ biết cách những thủ tục cần phải làm và cách xử lý khi xây dựng trên đất thổ cư. Bạn hãy truy cập vào trang web batdongsanexpress.vn nếu bạn có nhu cầu biết thêm những thông tin về bất động sản mới nhất nhé!
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn