Nhắc đến giấy tờ nhà đất chắc chắn không thể thiếu hai thuật ngữ vô cùng quen thuộc đó là sổ đỏ và sổ hồng. Các tài liệu này đều có cơ sở pháp lý minh bạch chứng minh quyền sở hữu tài sản của cá nhân, tổ chức. Vậy có được phép đổi sổ đỏ sang sổ hồng không? Thủ tục đổi sổ như thế nào? Tất cả sẽ được BATDONGSAN EXPRESS giải thích tường tận trong bài viết sau.
Căn cứ vào màu sắc của các loại sổ, chúng ta sẽ có những tên gọi khác nhau. Điển hình là:
Sổ hồng cũ: có tên gọi “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở”. Sổ hồng cũ được Bộ Xây dựng cấp ( trước ngày 10/12/2009).
Sổ hồng mới: có tên gọi “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”. Sổ hồng mới được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp (Từ ngày 10/12/2009 - nay)
Sổ đỏ: có tên gọi “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”. Sổ này sẽ do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.
Theo khoản 2 Điều 97 Luật Đất đai 2013, sổ đỏ sang sổ hồng trước ngày 10/12/2009 vẫn có giá trị pháp lý, do đó không cần đổi sổ đỏ sang sổ hồng. Trừ trường hợp bạn có nhu cầu cấp đổi, việc cấp đổi được tiến hành dựa trên quy định tại Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Hình 1: Không có bắt buộc đổi từ sổ đỏ sang sổ hồng mới
Xem thêm:TOP 10 kinh nghiệm mua chung cư đáng cân nhắc
Các trường hợp được đổi từ sổ đỏ sang sổ hồng là:
Người sở hữu đất có nhu cầu đổi:
Giấy CNQSH nhà ở (sổ hồng);
Giấy CNQSH công trình xây dựng;
Các loại Giấy chứng nhận đã cấp trước 10/12/2009, gồm:
Giấy CNQSD đất (sổ đỏ);
Giấy CNQSH nhà ở và quyền sử dụng đất ở (sổ đỏ).
Sổ đỏ, sổ hồng được cấp bị ố, nhòe, rách, hư hỏng.
Có nhu cầu đổi sổ do tiến hành dồn điền, đổi thửa, đo đạc lại diện tích, kích thước thửa đất…
Trường hợp sổ đỏ, sổ hồng thuộc tài sản chung của vợ chồng, nhưng lúc làm Giấy chứng nhận chỉ có tên vợ hoặc tên của chồng, thì được quyền yêu cầu cấp đổi cho cả hai người đứng tên.
Hình 2: Việc yêu cầu đổi từ sổ đỏ sang sổ hồng sẽ do nhu cầu của bạn
Xem thêm: [Giải đáp] Những mảnh đất không nên mua
Các bước đổi sổ đỏ sang sổ hồng như sau:
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
Theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, các hồ sơ cần chuẩn bị để đổi sổ đỏ sang sổ hồng, bao gồm:
Tờ đơn đề nghị cấp đổi (theo mẫu);
Bản gốc sổ đỏ đã cấp;
Bản photo CMND/CCCD và Hộ khẩu (có công chứng);
Nếu Giấy chứng nhận đã cấp đang trở thành tài sản thế chấp tại tổ chức tín dụng, cần chuẩn bị thêm Bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng tài sản;
Sau đó nộp hồ sơ đến một trong các cơ quan có thẩm quyền sau:
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai ở nơi có đất.
Văn phòng đăng ký QSDĐ cấp huyện. Chỉ nộp hồ sơ tại đây nếu địa phương chưa có Văn phòng đăng ký đất đai.
Bộ phận một cửa;
UBND cấp xã nơi có đất.
Hình 3: Bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để được cấp đổi sổ theo nguyện vọng
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Các cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và ghi đầy đủ thông tin vào sổ tiếp nhận. Đồng thời giao phiếu tiếp nhận cho người nộp hồ sơ.
Bước 3: Trả kết quả
Bạn tiến hành nộp phí đổi sổ theo đúng quy định để nhận lại kết quả từ cơ quan có thẩm quyền đã nộp hồ sơ.
Hình 4: Nộp hồ sơ ở cơ quan nhà nước theo quy định và đợi trả kết quả
Căn cứ khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời gian cấp đổi sổ diễn ra tùy từng trường hợp sau:
Tối đa 7 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ hợp lệ;
Tối đa 17 ngày nếu người yêu cầu đổi sổ ở các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, hoặc nơi có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.
Tối đa 50 ngày nếu cấp đổi cùng lúc cho nhiều người sử dụng đất do đo vẽ lại bản đồ.
Lưu ý, thời gian cấp đổi sổ không bao gồm:
Các ngày cuối tuần, nghỉ lễ theo quy định pháp luật.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ.
Thời gian đóng phí cấp đổi sổ.
Thời gian kiểm tra các trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật hay không.
Thời gian trưng cầu giám định.
Bài viết trên đây là những quy định chi tiết về hồ sơ, thủ tục và thời gian đổi sổ đỏ sang sổ hồng. Mong rằng sau khi tham khảo các thông tin mới nhất do BATDONGSAN EXPRESS cung cấp, bạn sẽ hiểu rõ hơn về các loại sổ quan trọng hiện nay.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn