“Bà hoàng quặng sắt” hay “Nữ hoàng khai mỏ” là những cái tên, biệt danh mà người ta vẫn gọi Gina Rinehart – một người phụ nữ đơn độc, đơn thân đã qua hai đời chồng không những vượt qua những bi kịch, khó khăn gia đình để sống tiếp mà còn trở thành một nữ doanh nhân thành công nhất trong lĩnh vực công nghiệp nặng khiến tất cả cánh mày râu cũng phải ngả mũ.
“Bà hoàng quặng sắt” hay “Nữ hoàng khai mỏ”
Vậy Gina Rinehart là ai? Những thông tin về cuộc đời, sự nghiệp của nữ tỷ phú người Australia này sẽ được BATDONGSAN EXPRESS gửi đến bạn đọc ngay sau đây.
Gina Rinehart sinh ngày 9 tháng 2 năm 1954 là một nữ doanh nhân, tỷ phú người Australia. Theo những báo cáo và ước tính thì tài sản của người phụ nữ này có thể lên đến hàng trăm tỷ USD đến từ cơ ngơi đồ sộ mà bà đang sở hữu mà cơ ngơi này chủ yếu từ việc khai thác quặng sắt ở Tây Australia. Với trữ lượng lớn và năng suất khai thác tăng vọt do nhu cầu từ Trung Quốc và Ấn Độ tăng mạnh cũng đủ để đưa người phụ nữ này sớm trở thành một doanh nhân giàu có hơn cả Carlos Slim hay Bill Gates.
Gina Rinehart tỷ phú người Australia
Gina Rinehart từng bỏ ra 167 triệu USD mua lại 13% cổ phần của Tập đoàn Fairfax Group – hãng truyền thông lâu đời và danh tiếng nhất Australia. Năm 2010, bà tiếp tục mua lại 10% cổ phiếu của Network Ten – một trong 3 trang mạng xã hội thương mại chính của nước này.
Cha của Gina qua đời năm 1992 và trao lại cho bà một "đế chế" khai thác mỏ đang trong cảnh hỗn loạn, cùng với đó là sự tranh chấp pháp lý kéo dài 14 năm với người mẹ kế về những tài sản mà ông để lại.
Cha của Gina qua đời năm 1992 và trao lại cho bà một "đế chế" khai thác mỏ
Rinehart đã vượt qua tất cả những điều đó. Giờ đây bà đã trở thành người giàu nhất Australia, sau khi giá trị tài sản tăng hơn bốn lần vào năm ngoái - nhờ một chiến lược thông minh và nhu cầu về quặng sắt tăng đột biến. Forbes Asia ước tính giá trị tài sản ròng của Rinehart lên tới 9 tỷ đô la, con số này cũng giúp bà trở thành người phụ nữ giàu thứ hai trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (chỉ xếp sau "nữ chúa" ngành thép của Ấn Độ, Savitri Jindal).
Bắt đầu từ Perth, Rinehart - người phụ nữ 56 tuổi đã dần dần có được sự kiểm soát đối với những dải đất rộng lớn và giàu khoáng sản tại những khu vực xa xôi hẻo lánh của Australia. Bà đã xây dựng một doanh nghiệp với dòng tiền gần 2 tỷ USD mỗi năm, với kế hoạch phát triển thêm nhiều mỏ quặng sắt và đưa than vào danh mục khoáng sản xuất khẩu sang Châu Á.
Tuy nhiên sự đầu tư bất ngờ của Gina Rinehart vào lĩnh vực truyền thông đã trở thành đề tài chính của báo chí Australia trong vài tháng trở lại đây. Vào tháng 11, bà đã mua 10% cổ phần của hãng phát thanh truyền hình Ten Network Holdings với giá 165 triệu USD, và tham gia vào hội đồng quản trị cùng với các tỉ phú khác như James Packer, Bruce Gordon, và Lachlan Murdoch, con trai của Rupert Murdoch. Đến tháng 12, có thông tin chính thức cho biết Rinehart đã mua 2% cổ phần của nhà xuất bản báo chí Fairfax Media. Kể từ đó cổ phần của bà đã tăng gấp đôi, và số tiền đầu tư giờ đây đã vào khoảng 120 triệu đô la.
Sự đầu tư bất ngờ của Gina Rinehart vào lĩnh vực truyền thông
Những người luôn theo sát Rinehart cho rằng những thương vụ này là một phần của nỗ lực dùng tầm ảnh hưởng đang ngày một lớn của bà để đưa Australia theo hướng thị trường tự do. Trên thực tế, bà là người có vai trò chủ đạo trong một chiến dịch chống lại kế hoạch của chính phủ nhằm tăng thuế đối với lợi nhuận thu được từ than và quặng sắt. Kế hoạch này hiện vẫn đang được chính phủ Australia xem xét.
Trong một động thái được rất nhiều người biết đến vào tháng 6/2010, bà đã cùng với tỷ phú quặng sắt Andrew Forrest (người giàu nhất Australia năm ngoái) leo lên phía sau một chiếc xe tải và kêu gọi một cuộc tập hợp lực lượng nhằm chống lại chính sách thuế. Những người tham gia đã hô hào khẩu hiệu "Cắt giảm thuế!". Một vài thành viên trong một nhóm vận động hành lang do bà thành lập năm ngoái nhằm giúp đỡ các vùng ít dân cư ở phía bắc của đất nước cho rằng những tranh cãi về thuế và các vấn đề chính trị khác đã trở nên quá rối loạn và phức tạp.
Tài sản của cha bà - Lang Hancock - để lại, có thể ở trong tình trạng rối loạn, nhưng nó cũng bao gồm một số thứ vô cùng có giá trị: một nửa số tiền thuê mỏ được trả bởi Rio Tinto cho hầu hết 200 triệu tấn quặng sắt công ty này xuất khẩu từ các khu mỏ ở phía Tây Australia. Đó là nguồn thu nhập đã giúp bà và công ty của mình, Hancock Prospecting, luôn sạch nợ trong vòng một thập kỷ kể từ khi cha bà qua đời.
Gina trở thành người phụ nữ giàu nhất đất nước của những chú Kangaroo
Bà đã liên tiếp giành được những thương vụ thông minh, đem về một phần sản lượng của những khu mỏ rất giàu tài nguyên.
Trong những con số đầy ấn tượng của Rinehart, chỉ có một điều làm người ta cảm thấy bận tâm. Đó là tỉ lệ thay thế những thành viên trong bộ máy quản lý của Hancock Prospecting hiện đang ở mức rất cao. Rinehart đòi hỏi sự trung thành tối đa, và bà sẵn sàng cắt đứt mối quan hệ với những nhân viên hay cố vấn nào không làm chính xác những gì được giao.
Rinehart điều hành mọi công việc kinh doanh từ chính căn phòng làm việc đã từng thuộc về cha của bà, trong một căn nhà ba tầng ở phía Tây Perth. Bà sống tại một khu nhà thân thuộc trong phần lớn quãng đời của mình, ở ngoại ô Dalkeith nằm trên bờ sông Swan, nơi mà tỷ phú Kerry Stokes cũng đang sinh sống.
Rất thành đạt trong kinh doanh nhưng người phụ nữ này lại có một cuộc đời bất hạnh với một chuỗi những đau thương. Bi kịch hơn khi những nỗi đau, nỗi bất hạnh này của bà lại đến từ chính những người thân trong gia đình bà.
Sau cái chết của mẹ, mối quan hệ giữa Gina Rinehart và cha mình ngày càng đi xuống. Cha bà phản đối cuộc hôn nhân thứ 2 của bà với Frank Rinehart và càng tức giận hơn khi biết người đàn ông hơn con gái mình 37 tuổi này là người đứng sau giật giây cho Gina chống lại di chúc của mẹ mình để lại.
Gina cũng không vui vẻ gì khi cha mình bất ngờ lấy cô hầu gái trẻ người Philippines – Rose Lacson và nghiễm nhiên được hưởng thụ những chuyến đi xa xỉ trong khi việc làm ăn ngày càng đi xuống. Người cha từng rất thân thiết, yêu thương bà dọa từ mặt, mẹ kế thì khinh miệt và con cái còn kiện bà ra tòa chỉ vì tranh giành quyền kiểm soát quỹ thác tín của gia đình.
Quả là một bi kịch lớn khi nữ doanh nhân bản lĩnh với những quan điểm thẳng thắn, chính trực này lại mất tới nửa đời người để chiến đấu sống còn với chính những người thân ruột thịt của mình. Cuộc đời giàu sang mà bất hạnh của bà cũng khiến người ta trăn trở: “Tiền nhiều để làm gì?”
“Trở thành tỷ phú không phải là đặc quyền của bất kì ai”
“Trở thành tỷ phú không phải là đặc quyền của bất kì ai”. Đây chính là tuyên ngôn truyền cảm hứng của nữ tỷ phú người Australia dành cho những ai luôn khát khao làm giàu, khát khao lập nghiệp dù với xuất phát điểm như thế nào. Chúc các bạn thành công!
Cùng ban biên tậpBatdongsan Expresstham khảo thêm thông tin vềtiểu sử doanh nhân thế giới.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn