Trong công trình xây dựng nhà ở, có thể nói xây dựng móng nhà là quan trọng nhất. Móng sẽ được thiết kế với nhiều thành phần như: đá, bê tông, cừ tràm,..Nhưng một thành phần không thể thiếu để giúp nền móng được vững chắc hơn thì đó chắc chắn là đài móng. Vậy để tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm cũng như cách thi công, bố trí chúng như thế nào thì BATDONGSAN EXPRESS xin mời cùng theo dõi bài viết!
Đài móng là bộ phận liên kết với các cọc với tác dụng phân bổ lực. Ngoài ra còn giúp cân bằng lực cho các bề mặt và diện tích phần nền móng căn nhà.
Đài móng giúp cân bằng bề mặt và diện tích nền
Chúng có nhiều hình dáng khác nhau như: hình tròn, hình côn, hình tam giác,..tùy vào nền móng khi xây dựng.
Hình dáng của chúng ảnh hưởng rất nhiều đến kết cấu của toàn bộ công trình. Vì vậy mà khi chọn loại không hợp thì sẽ làm cho sức bền của cả nền móng bị yếu đi.
Đài móng có nhiều hình dạng, tùy thuộc vào nền móng xây dựng
Đài móng sẽ chia thành 2 loại: đài cứng và đài mềm. Hoặc chia theo kích thước thì cũng có 2 loại nhưng gọi là đài cao và đài thấp.
Bạn cần phải tính toán độ bền của toàn bộ công trình để từ đó có thể lựa chọn được loại đài tương ứng và biện pháp thi công đạt hiệu quả cao.
>>>> Xem thêm dự án nhà đất mới nhất!
Khi thực hiện bố trí gia công thép đài móng cọc, bạn cần thực hiện những quy trình cơ bản sau đây:
Đây là bước quan trọng trước khi bố trí thép, bạn cần khảo sát địa chất và luôn chặt chẽ trong quá trình chuẩn bị mặt bằng thi công. Việc này giúp bạn đánh giá cụ thể những điều kiện thuận lợi cho toàn quá trình thi công trong tương lai.
Chuẩn bị mặt bằng để thi công
Để dễ dàng hơn trong việc tạo hình các đài thì cần sửa thẳng các loại cốt thép theo hình dạng cụ thể.
Đánh gỉ là một biện pháp đánh bay các lớp gỉ có trên thép, giúp làm sạch bề mặt và tăng độ kết dính của cốt thép và bê tông.
Nhân viên thi công sẽ cắt và uốn thép theo từng kích thước trong bản vẽ. Cắt bằng những công cụ như: hàn xì, máy cắt, dao,..tùy theo đường kính của thép mà nhà thầu sẽ sử dụng với những biện pháp khác nhau.
Công đoạn uốn chính là để uốn thép theo hình dạng giống như yêu cầu của bản vẽ. Thường thì nhân công sẽ sử dụng tay để uốn thép, tuy nhiên khi thép có độ cứng quá lớn thì buộc phải thực hiện bằng máy uốn.
Để tạo liên kết vững chắc cho móng nhà được kiên cố hơn thì cần uốn thép cẩn thận, thực hiện uốn thép sao cho có hình dạng giống nhau.
Cắt và uốn thép
Việc này được xem là thành phẩm hình thành cơ bản trước khi đưa vào sử dụng. Công đoạn này chính là nối những thanh thép đã được cắt và uốn thành một khối giống với kích thước được vẽ trong bản thiết kế.
Dùng máy hàn và dây buộc thép để cố định chúng thành khung, giúp đảm bảo được tiêu chuẩn khi sử dụng, đồng thời đưa vào làm nền nhà cho các thi công thực hiện.
Sau khi đã kiểm tra tất cả các cốt thép thì sẽ bắt đầu đổ bê tông cho móng. Có hai loại bê tông: bê tông thương phẩm và bê tông tay. Tuy nhiên, dù là loại bê tông nào thì bạn cũng nên theo dõi và kiểm tra chất lượng trước khi tiến hành công đoạn đổ bê tông vào móng.
Đổ bê tông cho móng
Lưu ý đối với bê tông thương phẩm thì bạn nên kiểm tra phiếu xuất xưởng và khối lượng, sau đó kiểm tra độ sụt của mẫu bê tông này. Còn đối với bê tông tay thì nên kiểm tra chất lượng của cát, đá, nguồn nước và xi măng. Đảm bảo các vật tư đạt chất lượng và trộn đúng với tỷ lệ s+.
Nếu như bạn có cách bố trí thi công phù hợp nhất định sẽ mang đến hiệu quả xây dựng vô cùng cao. Độ bền nền móng quyết định rất nhiều đến tổng thể căn nhà, vì thế việc này giúp căn hộ của bạn tồn tại lâu dài và tăng thêm cơ hội nếu có nhu cầu mua bán nhà.
Để hiệu quả hơn trong quá trình thi công bạn cần phải lưu ý những vấn đề như sau:
Những lưu ý cần thiết trong quá trình sử dụng đài móng
Như vậy, đài móng chính là một phần không thể thiếu giúp tăng độ bền cho công trình xây dựng. Cho nên, các bạn hãy lựa chọn phương pháp gia cố sao cho thích hợp nhất nhé. Và hãy thường xuyên theo dõi các tin tức thị trường bất động sản để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn