Thanh tra đất đai là gì? Chức trách của cơ quan thanh tra

Thứ sáu - 03/05/2024 05:42
Khái niệm về thanh tra đất đai. Tìm hiểu chi tiết về nội dung, đặc điểm, quyền và nghĩa vụ của thanh tra đất đai.
Mục lục

Từ lâu đất đai đã chính là tài sản vô cùng có giá trị với mỗi người, có lẽ vì vậy mà việc quản lý và sử dụng đất luôn được chú trọng. Tuy nhiên, việc quản lý và sử dụng đất lại thường xảy ra các sai phạm. Do đó, để hạn chế tối đa các sai phạm và đảm bảo được sử dụng đất đai đúng mục đích thì phải thường xuyên tiến hành thanh tra đất đai. Vậy, thế nào là thanh tra đất đai? Bài viết dưới đây, BATDONGSAN EXPRESS sẽ chia sẻ đến bạn đọc chi tiết về nhiệm vụ, chức năng và vai trò của thanh tra đất đai.

thanh-tra-dat

Xem thêm:

  • Hướng dẫn cách kiểm tra thông tin quy hoạch nhà đất
  • Luật thừa kế đất đai khi không có di chúc

I. Thanh tra đất đai

Thanh tra đất đai là gì? Thanh tra đất đai là hoạt động thanh tra được cơ quan nhà nước chuyên ngành đất đai có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra, giám sát đối với cá nhân, tổ chức hoặc cơ quan trong việc chấp hành các luật pháp về đất đai, các quy định về chuyên môn, kỹ thuật và quản lý trong lĩnh vực đất đai.

Cơ quan thanh tra đất đai là các cơ quan nằm trong sự quản lý của cơ quan cấp trên có thẩm quyền. Đây chính là cơ quan chịu trách nhiệm và trực thuộc của hệ thống cơ quan tài nguyên và môi trường. Cơ quan này có nhiệm vụ chính là giám sát, kiểm tra các hoạt động, cũng như chấp hành luật pháp của các cơ quan nhà nước cấp dưới như chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai, phòng tài nguyên môi trường cấp xã, phường…

II. Thanh tra đất đai gồm những nội dung gì?

thanh-tra-dat

Thanh tra đất đai gồm 3 nội dung sau:

  • Thanh tra về việc thực hiện chấp hành pháp luật về đất đai của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc giải quyết các tranh chấp về đất đai của người dân ở địa phương, quản lý đất đai của nhà nước, sử dụng đất đai theo chỉ định của Ủy ban nhân dân cấp huyện,...

  • Thanh tra về việc chấp hành pháp luật về đất đai của người được sử dụng đất và của những tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc sử dụng đất này. Các vấn đề thường xảy ra như: việc sử dụng và lấn chiếm đất trái phép của người dân là vấn đề xảy ra khá thường xuyên, hay các sai phạm trong việc đóng thuế sử dụng đất, trả tiền khi thuê đất của nhà nước…

  • Thanh tra về việc chấp hành những quy định về nghiệp vụ và chuyên môn trong lĩnh vực về đất đai. Đây là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của cơ quan thanh tra đất đai, bởi ngày nay rất nhiều cán bộ lợi dụng chức quyền của mình để thực hiện các hành vi sai pháp luật như quyết định cấp đất sai cho người dân, thu lợi bất chính từ những mảnh đất có giá trị về cho bản thân…

III. Thanh tra chuyên ngành đất đai có những đặc điểm nào?

thanh-tra-dat

Các hoạt động thanh tra chuyên ngành đất đai đều gắn liền với sự quản lý của nhà nước về đất đai. Đây là đặc điểm xuất phát từ việc thanh tra và quản lý, hai hoạt động này không thể tách rời nhau được, thanh tra phải có quản lý và ngược lại quản lý buộc phải có thanh tra. Tất cả các hoạt động của thanh tra chuyên ngành đất đai đều phụ thuộc vào chính sách, cơ chế, quyền hạn và nội dung của cơ quan quản lý đất đai.

Hay nói cách khác là, hoạt động thanh tra đất đai chính là phương tiện, công cụ để phục vụ cho các hoạt động quản lý nhà nước về đất đai đạt được hiệu quả tốt. Cơ quan quản lý đất đai sẽ đề ra các đường lối, chủ trương, chương trình phục vụ cho công tác thanh tra và đưa ra các quy định thẩm quyền của thanh tra đất đai. Cơ quan quản lý đất đai sẽ sử dụng những thông tin và kết quả thu thập được trong quá trình thanh tra để đưa ra cách xử lý và điều chỉnh các yếu tố tiêu cực, cải thiện những vấn đề còn hạn chế và sai phạm trong quản lý do thanh tra phát hiện được.

Hoạt động thanh tra về việc sử dụng đất thường khá khó khăn, kéo dài và phức tạp. Đối tượng của hoạt động thanh tra chính là quá trình sử dụng đất của cá nhân, tổ chức nên rất phức tạp, phải điều chỉnh bởi nhiều văn bản luật khác nhau như xây dựng, nhà ở,... bên cạnh đó, các vi phạm diễn ra ở các thời điểm khác nhau trong quá trình sử dụng; hậu quả của việc vi phạm khó khắc phục.

Hoạt động thanh tra chuyên ngành đất đai cần sự khéo léo, biết kết hợp các quy định pháp luật với nhau, đánh giá tình hình sử dụng đất ngoài thực tế. Có thể nói, hoạt động thanh tra sử dụng đất đai không chỉ đơn giản là đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, mà còn phải đảm bảo duy trì, bảo vệ và phải phát triển, khai thác bền vững các giá trị từ đất đai của các đối tượng sử dụng đất.

thanh-tra-dat

IV. Chủ thể nào có thể tiến hành thanh tra đất đai

Các cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao quyền (thanh tra bộ, thanh tra sở và cơ quan được giao nhiệm vụ thanh tra đất đai) chính là chủ thể tiến hành thanh tra đất đai. Đây là những cơ quan có quyền hạn và nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, các quy định về chuyên môn kỹ thuật và các quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của các cá nhân, tổ chức, cơ quan thuộc sự quản lý của Nhà nước.

Chủ thể thực hiện tiến hành thanh tra đất đai là cá nhân (người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra như bộ trưởng, giám đốc sở, chánh thanh tra…); người trực tiếp thực hiện tiến hành thanh tra (trưởng đoàn thanh tra, thanh tra viên, người được giao nhiệm vụ thanh tra…)

thanh-tra-dat

V. Các bên trong quan hệ thanh tra đất đai có quyền và nghĩa vụ nào?

Cả chủ thể tiến hành thanh tra và đối tượng bị thanh tra đều có quyền và nghĩa vụ theo đúng quy định của pháp luật về luật thanh tra.

Phía chủ thể tiến hành thanh tra:

  • Chủ thể này có quyền yêu cầu người sử dụng đất, cơ quan nhà nước, chủ thể khác có liên quan cung cấp các tài liệu liên quan đến đất đai cần thanh tra, giải trình các vấn đề liên quan cần thiết, ra quyết định khi thanh tra và đề nghị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền các vấn đề liên quan đến quá trình thanh tra.

  • Chủ thể tiến hành thanh tra có nghĩa vụ phải xuất trình quyết định hoặc giấy tờ hợp lệ thanh tra; khi thanh tra cần thực hiện đúng trình tự, thủ tục, quyền hạn, nhiệm vụ, đúng chức năng và yêu cầu về quy định thanh tra của pháp luật.

Phía đối tượng bị thanh tra:

  • Đối tượng bị thanh tra có quyền đề nghị chủ thể tiến hành thanh tra trình bày, giải thích rõ các yêu cầu về thanh tra; tham gia đóng góp ý kiến; có quyền khiếu nại nếu không đồng tình với quyết định thanh tra nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình hoặc người khác.

  • Đối tượng bị thanh tra có nghĩa vụ phải chấp hành các yêu cầu thanh tra, hỗ trợ cho hoạt động thanh tra, không gây khó khăn trong quá trình thanh tra.

Hy vọng những chia sẻ trên của BAT DONG SAN EXPRESS sẽ giúp bạn hiểu hơn về thanh tra đất đai từ đó thực hiện đúng quyền hạn và nghĩa vụ của mình. Nếu bạn đọc còn bất cứ thắc mắc nào liên quan về vấn đề này, vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách gọi vào hotline +84 24 39749350 hoặc +84 24 39749351 hoặc truy cập vào website batdongsanexpress.vn hoặc đến trực tiếp tại 73 Trần Não, Phường An Khánh, TP Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh để được các chuyên viên của chúng tôi hỗ trợ tư vấn, giải đáp các thắc mắc một cách tận tình nhất.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn