Nợ xấu có đi nước ngoài được không? Khi nào không được?

Thứ sáu - 03/05/2024 21:15
Nợ xấu có đi nước ngoài được không? Trường hợp nào không được xuất cảnh? Đây cũng là câu hỏi thắc mắc của...
Mục lục

Nợ xấu có đi nước ngoài được không? Trường hợp nào không được xuất cảnh? Đây cũng là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người Hiện nay. Để giải đáp vấn đề này chi tiết, mời mọi người theo dõi bài viết dưới đây của BẤT ĐỘNG SẢN EXPRESS.

Thông tin về nợ xấu


Tìm hiểu về nợ xấu

Trước tiên để tìm hiểu về vấn đề nợ xấu có đi nước ngoài được không, mọi người nên biết về nợ xấu là gì và những nhóm nợ xấu hiện nay. Cụ thể như sau:

Nợ xấu là gì ?

Trước tiên, nợ xấu hay được gọi là nợ quá hạn. Đây là một khoản nợ sẽ xảy ra khi người vay không thanh toán đủ cả gốc và lãi đúng thời gian.

Nếu rơi vào tình trạng nợ xấu, người đi vay sẽ khó có thể được xét duyệt những khoản vay tiếp theo tại tổ chức tài chính đó. Hơn nữa, khi có nợ xấu, thông tin của người nợ xấu sẽ bị lưu lại trên hệ thống CIC.

Những nhóm vay nợ hiện nay

Hiện nay hệ thống CIC đang chia thành 5 nhóm nợ tín dụng. Mỗi nhóm đó đều có những mức độ, tiêu chí khác nhau. Dưới đây sẽ là năm mức độ để mọi người tham khảo:

Nhóm 1: Nhóm nợ tiêu chuẩn: nhóm nợ này sẽ là người vay trả đúng hạn và đủ cả gốc lẫn lãi. Tuy nhiên, thời gian trả bị quá hạn từ dưới 10 ngày.

Nhóm 2: Nhóm nợ cần chú ý. Đây là nhóm nợ đã được điều chỉnh hạn chi lần một. Thời gian trả sẽ bị quá hạn từ 10 đến 90 ngày.

Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn sẽ bị điều chỉnh hạn chi trả một lần. Tuy nhiên, nhóm nợ xấu này vẫn quá hạn dưới 30 ngày. Đối với trường hợp này, người vay sẽ được miễn giảm lãi suất vì không có khả năng trả lãi. Thời gian trả bị quá hạn 30 đến 90 ngày.

Nhóm 4: Nợ nghi ngờ mất vốn là thuộc nhóm đã được điều chỉnh hạn chi trả. Tuy nhiên, người đi vay vẫn quá hạn từ 30 đến 90 ngày. Sau đó người vay tiếp tục được điều chỉnh hạn chi trả lần hai.

5 nhóm vay nợ hiện nay


Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn. Nhóm này là nhóm báo động và có khả năng không có khả năng chi trả. Ngoài ra sẽ được điều chỉnh hạn thanh toán trên ba lần.

Thông thường những đối tượng thuộc nhóm 3, 4 và 5 sẽ được liệt vào nhóm nợ xấu. Bởi vì tiền nợ thanh toán sẽ chấp 90 ngày theo quy định của ngân hàng.

Nếu việc này xảy ra sẽ ảnh hưởng tới việc vay vốn lần tiếp theo. Đặc biệt nó sẽ ảnh hưởng tới những vấn đề như xuất nhập cảnh và xin visa.

Những trường hợp không được xuất cảnh

Dựa theo Điều 21 của 07/VBHN-BCA, Công dân Việt Nam khi nằm trong những trường hợp dưới đây sẽ không được xuất cảnh:

- Đang có tiền án tiền sự và bị truy cứu trách nhiệm hình sự

- Đang bị phạm tội và có liên quan tới một số vấn đề cần phải điều tra

- Đang thực hiện bản án hình sự

- Đang chấp hành bản án dân sự hoặc kinh tế và đang chờ cơ quan chức năng giải quyết

- Đang thực hiện chấp hành xử phạt về những vấn đề về vi phạm hành chính và nộp thuế

- Đang thực hiện những nghĩa vụ khác liên quan tới vay nợ hoặc vay trả góp. Những trường hợp này sẽ ngoại trừ những đối tượng vay có đặt tài sản hoặc những sự đảm bảo khác để chứng minh

- Lý do đang xảy ra dịch bệnh và việc xuất nhập cảnh ở các nước xảy ra khá nguy hiểm và khó kiểm soát

- Lý do liên quan tới những vấn đề về an ninh an toàn của một quốc gia và cả xã hội

Trường hợp không được xuất cảnh


Nợ xấu có đi nước ngoài được không? Nợ xấu ngân hàng có xuất cảnh được không?

Dựa theo điều 21 của Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BCA, Nếu bạn thuộc những nhóm không được xuất cảnh như trên, bạn sẽ không được xuất cảnh. Bạn đang có nghĩa vụ vay trả nợ hoặc vay trả góp thì sẽ không được xuất nhập cảnh.

Tuy nhiên, bạn đang thực hiện vay trả góp có tài sản đảm bảo và được xét trên nguyên tắc thì bạn có thể xuất cảnh được. Đây cũng là câu hỏi để giải đáp nợ xấu có đi nước ngoài được không.

Vậy làm thế nào để tránh việc nợ xấu và dẫn đến không được xuất cảnh? Việc đầu tiên bạn cần làm đó chính là thông báo cụ thể với bên tổ chức tài chính hoặc ngân hàng cho vay về hoàn cảnh của bạn.

Đặc biệt là nói chi tiết về bạn sẽ xuất cảnh. Chính vì vậy, việc trả nợ hàng tháng và quản lý tài sản sẽ được vì quyền cho thân nhân. Từ đó, họ sẽ có nhiệm vụ để trả nợ cả gốc lẫn lãi theo đúng như quy định trong hợp đồng đã đề ra.

Hy vọng với những thông tin chi tiết trên sẽ giúp mọi người hiểu thêm về vấn đề này. Khi thực hiện vay trả góp hay vay ngân hàng, mọi người nên chú ý tới thời hạn để đóng cả gốc và lãi. Đây cũng là vấn đề quan trọng sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống cũng như những lần vay vốn tiếp theo.

Nợ xấu có ra nước ngoài được không

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn