“Ông vua lượng tử”, “Tỷ phú thông minh nhất thế giới” - ông Jim Simons

Thứ năm - 09/05/2024 23:12
Được biết, ông vừa là nhà toán học, vừa là một vị tỷ phú tầm cỡ thế giới. Ngoài ra với số tiền lên tới 1.5...
Mục lục

Được biết,Jim Simonsvừa là nhà toán học, vừa là một vị tỷ phú tầm cỡ thế giới. Ngoài ra với số tiền lên tới 1.5 tỷ USD kiếm được trong năm 2016, ông còn được mệnh danh là “Nhà đầu cơ kiếm tiền nhiều nhất”. Không chỉ vậy, người ta còn gọi ông bằng những cái tên như: “Nhà đầu cơ thông minh nhất thế giới”, “Tỷ phú thông minh nhất thế giới”. Ông cũng là người sáng lập ra quỹ đầu cơ Renaissance Technologies. Hãy cùng BATDONGSAN EXPRESS tìm hiểu về Vua lượng tửJim Simons nhé!

Cuộc đời “ông vua lượng tử”

Bên cạnh việc là nghiên cứu toán học, ông còn là 1 nhà quản lý quỹ phòng hộ tỷ phú và nhà từ thiện.

Sinh ra và lớn lên trong 1 gia đình Do Thái,điều này cũng gây dựng lên con người của ông. Simons quyết định khởi nghiệp bằng con đường học thuật nhận bằng Tiến sĩ ngành Toán.


“Nhà đầu cơ thông minh nhất thế giới” - Jim Simons

Sau khi tốt nghiệp, ông cũng có thời gian dài giảng dạy bộ môn Toán học ở các trường Đại học danh giá như Massachusetts và Harvard. Sau này , ông tham gia làm việc ở Viện Phân tích Quốc phòng (Institute for Defense Analyses). Được biết công việc chính của ông ở đây là phân tích dữ liệu và giúp giải mã, truy lùng các mối đe dọa quân sự tiềm năng cho Cục An ninh Quốc gia.

Đến năm 1976, ông được vinh dự trao giải Oswald Veblen Prize, giải thưởng danh giá nhất trong lĩnh vực hình học do Hiệp hội Toán học Mỹ trao thưởng. Nhưng chỉ 2 năm sau, quyết định rẽ khỏi con đường học thuật, ông bắt đầu công việc đầu tư, với chính những ứng dụng từ những nghiên cứu toán học trước đây của bản thân.

Niềm đam mê toán học và tài năng thiên bẩm

“Ông vua lượng tử” Jim Simons

Năm 1958, ông học tại Đại học công nghệ Massachusetts - MIT, lúc này ông mới chỉ 19 tuổi. Tại MIT, những kiến thức về toán của ông không những dùng cho việc học, mà còn được ứng dụng vào việc đánh bài trong trường vào ban đêm. Vào năm ông 23 tuổi, Simons bảo vệ thành công luận án tiến sĩ ngành hình học.

Sau khi thành công bảo vệ luận án tiến sĩ, Simons ngoài những giờ giảng dạy ở MIT, ông còn là chuyên gia giải mã của nhóm nghiên cứu thuộc Viện phân tích quốc phòng - IDA, công việc chính của ông ở đây là tư vấn cho Chính phủ Mỹ các vấn đề về an ninh và quốc phòng. Nhưng mối quan hệ giữa IDA và Simons không được tốt đẹp mấy. Đặc biệt, khi Chủ tịch IDA - Tướng Maxwell Taylor biện hộ cho cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam trong bài viết cho New York Times Magazine năm 1967. Ông Simons đã ngay lập tức gửi thư cho ban biên tập tạp chí với thông điệp: “Nhiều người của IDA có quan điểm khác”. Sau đó, ông bị lãnh đạo IDA sa thải trong khi ông là nguồn thu nhập chính của gia đình gồm 2 vợ chồng ông và 3 đứa con.


Hai vợ chồng ông Jim Simons và bàMarilyn

Sau khi rời khỏi ngành quốc phòng, Simons tập trung vào công việc giảng dạy môn hình học của mình tại Đại học tổng hợp Stony Brook. Vào năm 1976, Simons nhận được giải thưởng Oswald Veblen, một trong những giải thưởng toán học danh giá nhất của Mỹ cho những đóng góp về lĩnh vực toán học của mình.

Quyết định trở thành nhà toán học trên thị trường chứng khoán.

Vào những năm lúc bấy giờ, hầu hết các nhà đầu tư tương lai đều chú ý nghiên cứu thị trường chứng khoán. Đến năm 1974, ông cùng các cộng sự tại đại học quyết định đầu tư 600 ngàn USD để mua cổ phiếu ngành đường và nhờ đó, ông cũng kiếm được 6 triệu USD tiền lời.

Sau đó 4 năm, Simons quyết định rời khỏi Viện Hàn lâm khoa học Toán ở Mỹ và bắt đầu chơi chứng khoán một cách nghiêm túc từ tiền vốn của bản thân.


" Nhà đầu cơ kiếm nhiều tiền nhất thế giới" - Nhà toán học Jimm Simons

Sau vài năm sau khi thành lập quỹ đầu cơ Renaissance Technologies, ông cho mời khoảng 60 nhà toán học, nhà vật lý và các chuyên gia phân tích kinh tế đến từ khắp nơi trên thế giới như Nhật Bản, Cuba để đến làm việc cho ông. Những người này phát minh ra 1 phần mềm dự báo trước các thay đổi trên thị trường chứng khoán.

Hiện nay, được biết, tính riêng tổng bộ của Renaissance Technologies ở New York có khoảng 200 nhân viên, và hơn 1/3 trong số đó đều có bằng tiến sĩ. Vào năm 2007, các quỹ của Simons được đầu tư với số vốn tăng gấp đôi từ nhiều nguồn, giúp ông trở thành một trong những nhà đầu cơ tư nhân lớn nhất thế giới.

Tỷ phú Jim Simons hé lộ bí mật kinh doanh

Quỹ Renaissance Technologies luôn đảm bảo bảo mật các chiến lược kinh doanh của quỹ. Tuy nhiên vào năm 2003, hai nhân viên của Simons bị đuổi việc khỏi Renaissance với cáo buộc ăn cắp chiến lược kinh doanh của ông chủ, lúc này 1 số bí mật trong quỹ cũng đã từng bị hé lộ 1 phần tại Tòa thượng thẩm bang New York.

1 số chiến lược được cho biết từ trích lục:

Thứ nhất là swop hay còn được biết là dựa vào sự trao đổi.

Thứ hai là tận dụng triệt để hệ thống mua và bán bằng điện tử.


Dù là cháu trai của 1 ông chủ nhà máy sản xuất giày, Simons đã có đam mê gắn bó toàn học từ khi còn nhỏ.

Và cuối cùng là kết nối với sở giao dịch chứng khoán NASDAQ và thị trường chứng khoán New York. Bên cạnh đó, quỹ còn theo dõi các đơn đặt hàng (mua - bán) cổ phiếu với giá đã được xác định nhưng chưa được thực hiện. Với các chiến lược trên, Renaissance có khả năng xác định các đơn đặt hàng lớn trên thị trường chứng khoán tại nhiều thời điểm.

Quỹ đầu cơ Renaissance kinh doanh mọi loại cổ phiếu, tín phiếu hay trái phiếu

Được biết, các nhà phân tích của hãng luôn trải qua quá trình tìm kiếm các công thức lặp lại và những khuynh hướng quan trọng phía sau của các loại cổ phiếu trên thị trường hàng hóa, hay cả những dao động giữa chúng trong 1 khoảng thời gian. Sau đó hệ thống điện tử với tên gọi là “Code” sẽ mua và bán cổ phiếu, ngoại tệ, tín phiếu… trên TTCK. Và các nhân viên và nhà phân tích của Renaissance cũng không biết cụ thể các giao dịch mua và bán của “Code”,hệ thống được lập trình tự động và cho ra kết quả từ các con số thống kê.


Jim Simons - Người sáng lập ra quỹ đầu cơRenaissance Technologies

Các chiến lược được lập trình ở trên đều đem lại nhiều thành công vượt bậc cho Renaissance ở rất nhiều thị trường. Như năm 1990, Quỹ Medallion thuộc Renaissance Technologies cũng sử dụng hệ thống kinh doanh tự động và đã mang lại cho ông Simons đến 55,9% lợi nhuận.Bên cạnh đó, hàng loạt con số biết nói cũng là minh chứng vô cùng rõ ràng cho sự hiệu quả của hệ thống mà ông và các nhân viên của mình đã thành lập: Năm 1991 - 39,4%, năm 1992 - 34%, năm 1993 - 39,1%... Kể cả khi thị trường bị tuột dốc thì Simons vẫn là kẻ chiến thắng. Chẳng hạn vào năm 2007, lúc bấy giờ toàn bộ thị trường Mỹ đều thụt giảm, thua lỗ lớn thì trong 3 quý đầu năm này Medallion của ông vẫn thu được lợi nhuận đến trên 50%.

Cuộc sống đầy sóng gió của vị tỷ phú thông minh nhất thế giới.

Giàu có sung túc là thế, nhưng theo như được biết đời tư của James Simons lại không mấy êm đềm, hạnh phúc. Ông có hai đời vợ và 5 người con, nhưng hạnh phúc của ông đều không được trọn vẹn. Người con trai cả - Paul thì bị xe hơi đâm chết ở tuổi 34 khi đang đạp xe đạp dạo chơi. Một người con trai khác của ông là Nick cũng qua đời khi mới 24 tuổi khi đang ở Bali. Còn cô con gái Audrey của ông thì lại bị bệnh tâm thần nặng.


Vị tỷ phú thông minh nhất thế giới - Ông Jim Simons

Giờ đây Simons chi hàng triệu USD cho việc làm từ thiện. Quỹ của gia đình ông chuyên nghiên cứu về căn bệnh tâm thần quái ác cũng là quỹ tư nhân lớn nhất của Mỹ ở trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, vị tỷ phú Mỹ thông minh nhất này còn tích cực tham gia giải quyết các vấn đề toán học trong các các trường học ở Mỹ. Thậm chí, ông còn mạnh tay chi 25 triệu USD để làm học bổng, dành riêng cho các giáo viên toán học với mong muốn có bằng tiến sĩ như ông. Dù rằng, Simons thông minh đến đâu, tính toán, điều khiển được cả TTCK là thế, nhưng ông lại không biết trước và không giải được bài toán cho gia đình mình. Cuộc sống trước giờ là thế, vốn không có sự công bằng cho mọi người.

Cùng ban biên tậpBatdongsan Expresstham khảo thêm thông tin về danh sách doanh nhân thế giới

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn