Người phụ nữ quyền lực phía sau chủ tịch Nguyễn Đăng Quang.

Thứ năm - 09/05/2024 23:12
Sở hữu tổng tài sản lên tới hơn 2.358 tỷ đồng, bà Nguyễn Hoàng Yến là một trong những "hậu phương" giàu có trên...
Mục lục

Sở hữu tổng tài sản lên tới hơn 2.358 tỷ đồng, bà Nguyễn Hoàng Yến là một trong những "hậu phương" giàu có trên sàn chứng khoán Việt Nam.

Cũng như một số cặp vợ chồng đi lên từ các nước Đông Âu khác, bà Nguyễn Hoàng Yến và ông Nguyễn Đăng Quang hiện đang là một trong những cặp vợ chồng doanh nhân nghìn tỷ ở Việt Nam. Hãy cùng BATDONGSAN EXPRESS tìm hiểu thêm về phu nhân Nguyễn Hoàng Yến nhé!

Cuộc đời phu nhân Nguyễn Hoàng Yến

Bà Nguyễn Hoàng Yến sinh năm 1963 ở tỉnh Hà Nam và sau đó chuyển ra Hà Nội để sinh sống và học tập. Sau này, bà kết hôn với ông Nguyễn Đăng Quang nhưng cho đến giờ vẫn chưa có con. Được biết gia đình nhà ông Nguyễn Đăng Quang bao gồm: mẹ ông bà Nguyễn Quý Định và chị gái Phạm Thị Thư.


Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thực phẩm MaSan - bà Nguyễn Hoàng Yến

Với bằng cử nhân tiếng Nga, bà Nguyễn Hoàng Yến từng dạy học tiếng Nga tại trường cao đẳng Kiểm Sát tại Hà Nội 1 thời gian. Và những năm 1990 trở đi, bà tập trung hỗ trợ cho việc kinh doanh của chồng.

Năm 1993, bà tham gia HĐQT của công ty nước khoáng Vĩnh Hảo. Sau đó, Nguyễn Hoàng Yến tiếp tục trở thành thành viên HĐQT của công ty cà phê Biên Hòa VinaCafe.

Năm 2000, bà bước chân vào tập đoàn Masan và đảm nhiệm vị trí Phó chủ tịch công ty hàng tiêu dùng Masan, công ty con của tập đoàn Masan Group. Theo như được biết thì vợ Nguyễn Đăng Quang từng mong muốn có thể sở hữu lượng CP lớn hơn tại tập đoàn. Tham vọng của bà là tăng thêm ít nhất 1 triệu cổ phiếu MSN ( Masan Group) nhưng tham vọng này lại chưa thể thành sự thật.

Tính đến giờ thì số cổ phiếu mà bà Yến hiện đang sở hữu tại MSN là trên 42.000.000 CP, chiếm đến hơn 3.6 %. Bên cạnh đó ở công ty con MCH, bà chỉ chiếm 0.01% số cổ phiếu.

Nữ doanh nhân bí ẩn

Cho đến giờ thì nữ đại gia này rất ít khi lộ diện trước công chúng và giới báo chí, bà chọn lối sống thầm lặng, bình yên phía sau những thành công to lớn của chồng. Chính điều này đã làm động lực giúp ông Nguyễn Đăng Quang yên tâm khi kinh doanh trên thị trường đầy biến động hiện giờ.


Ông Nguyễn Đăng Quang chồng bà Nguyễn Hoàng Yến

Hình ảnh của bà rất ít xuất hiện trên báo chí và truyền thông, duy chỉ có một lần nữ tỷ phú này trả lời trước báo chí vào năm 2016. Lúc bấy giờ, bà đang thực hiện kế hoạch gom 1 số lượng lớn cổ phiếu của tập đoàn Masan.

Nguyễn Hoàng Yến lúc ấy sở hữu số lượng cổ phiếu khá ít so với những cổ đông khác, chỉ vỏn vẹn có hơn 5000 cổ phiếu. Thời gian sau đó, bà thu mua cổ phiếu Masan liên tục qua các năm. Hành động vừa là một sự tin tưởng đối vào khả năng kinh doanh tài tình của chồng, vừa là sự tự tin vào chính bản thân. Sau nhiều năm kinh doanh, bà nhận lại nhiều thành quả dựa vào sự bản lĩnh đáng ngưỡng mộ ấy.

Thành tựu kinh doanh nổi bật

Trong khoảng thời gian tại Masan Consumer ( mã chứng khoán MCH), bà Yến có những đóng góp rất nổi bật. Từ những ngày đầu tiên thành lập, bà đã gắn bó với công ty này. Để rồi từ một doanh nghiệp nhỏ bé công ty vươn mình thành 1 gã khổng lồ trong ngành hàng tiêu dùng. Cho đến thời điểm hiện tại Masan Consumer sở hữu rất nhiều thương hiệu hàng tiêu dùng quen thuộc như: mì gói Omachi, nước mắm ChinSu, Nam Ngư,…


Doanh thu Tập đoàn Masan từ 2014-2018

Tính đến năm 2016, khoản lợi nhuận sau thuế của Masan Consumer đã đạt gần 2600 tỷ. Đến năm 2019, lợi nhuận sau thuế ước tính vào khoảng gần 3500 tỷ. Cuối năm 2019, tuy cổ phiếu Masan Group có sự giảm nhưng ngoài dự liệu thì cổ phiếu Masan ConSumer lại tăng đột biến. Như vậy, Masan Consumer vẫn khẳng định được vị thế của mình trong lĩnh vực hàng tiêu dùng. Điều này được thấy rõ trong mùa Tết 2020.

Nguyễn Đăng Quang, Hồ Hùng Anh, ông Lars Kjaer, ông Nguyễn Thiều Nam, bà Nguyễn Hoàng Yến, ông Dominic Edward Salter Price đều là những gương mặt không thể thiếu trong ban quản trị Tập đoàn Masan.

Sự gắn bó không thể phủ nhận của nữ tỷ phú với Tập đoàn Masan

Bà Nguyễn Hoàng Yến chỉ sở hữu cổ phần tại hai doanh nghiệp của Tập đoàn là Masan Group và Masan Consumer. Cụ thể, hiện, bà Hoàng Yến nắm giữ hơn 42.000.000 cổ phiếu MSN tương đương khoảng 2.300 tỷ đồng.

Bên cạnh đó ở Masan Consumer, bà Hoàng Yến sở hữu gần 760.000 cổ phiếu. giá trị vào khoảng 50,8 tỷ đồng. Bà Nguyễn Hoàng Yến hiện đứng thứ 33 những người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam với tài sản lên đến 2.358 tỷ đồng ( tính đến ngày 8/3 ).


Masan Consumer đã trở thành một ông lớn của ngành hàng tiêu dùng

Nguyễn Hoàng Yến đóng góp lớn tại Masan Consumer từ những ngày đầu tiên thành lập. Và đến giờ Masan Consumer đã trở thành một ông lớn của ngành hàng tiêu dùng. Hàng loạt các nhãn hàng nổi tiếng gồm: Chinsu, Nam Ngư, Tam Thái Tử, Omachi, Kokomi, VinaCafe, Wake-up, Vĩnh Hảo, Kachi…, đểu thuộc quyền sở hữu của công ty Masan Consumer, vì thế đây có thể coi là mỏ vàng của Tập đoàn Masan.

Ở Masan Group, doanh thu thuần hợp nhất trong năm 2019 vào khoảng hơn 37.000 tỷ đồng, có sự sụt giảm so với tiến trình.

Được biết lý do chính khiến doanh thu thuần của Tập đoàn MSN có sự sụt giảm nhẹ trong năm 2019 là do doanh thu thuần của CTCP Tài nguyên Masan (MSR) đã giảm 31,4%, xuống 4.706 tỷ đồng bởi giá vonfram giảm 22% đồng thời cũng trì hoãn việc bán đồng, bên cạnh đó doanh số bán Florit cao hơn là 1 sự bù đắp không nhỏ cho công ty này.

Ngoài ra, dịch tả heo châu Phi vào năm này cũng tác động đến hoạt động kinh doanh thức ăn gia súc, thể hiện rõ qua doanh thu năm 2019 của Công ty cổ phần Masan MeatLife chỉ đạt 13.800 tỷ đồng, có sự giảm rõ rệt. Nhưng nhờ có sự tăng trưởng mạnh mẽ của thức ăn gia cầm và thức ăn thủy sản, doanh thu cũng giảm thiểu phần nào thiệt hại. Được biết thịt lợn sẽ trở lại đầy mạnh mẽ vào năm 2020.

Trong khi đó, CTCP Hàng tiêu dùng Masan (MCH) lại có doanh thu vượt 18.000 tỷ đồng, tăng mạnh so với năm 2018 . Bên cạnh đó, các kế hoạch ra mắt năm 2019 đang được thực hiện, tuy nhiên hầu hết chúng đều chưa có đóng góp nổi bật vào doanh thu năm 2019 như mong đợi.


Chủ tịch Tập đoàn Masan ông Nguyễn Đăng Quang

Phi vụ chuyển nhượng khổng lồ hệ thống 134 siêu thị Vinmart, Vinmart+ và nông trại VinEco

Một cột mốc quan trọng trong lịch Tập đoàn Masan vào năm 2019 là thương vụ chuyển nhượng hệ thống gồm 134 siêu thị Vinmart, 2.888 cửa hàng tiện lợi Vinmart+ và 14 nông trại VinEco.

Theo nội dung được thỏa thuận, một công ty mới sẽ được thành lập đồng thời nắm giữ 85,7% CP của Masan Consumer Holdings và 83,7% CP của VCM, doanh nghiệp vận hành Vinmart và VinEco. Được biết công ty mới này sẽ do chính Masan nắm quyền kiểm soát với tỷ lệ sở hữu lên đến 70%.

Ngoài ra, một công ty con của Masan cũng đưa ra đề nghị chào mua 60% cổ phần của công ty NET với giá 46 triệu USD. Nếu thành công, thương vụ này sẽ đưa Masan gia nhập ngành chăm sóc cá nhân và gia đình.

Điểm danh 1 số chức vụ của doanh nhân Nguyễn Hoàng Yến


Hệ thống công ty dưới sự kiểm soát của Tập đoàn Masan

Trong những năm 1987 – 1990, bà Nguyễn Hoàng Yến từng giảng dạy tại Trường Cao đẳng Kiểm sát. Sau đó vào năm 2007 bà bắt đầu kinh doanh nước mắm trong khi Masan xây dựng Nhà máy nước mắm trong Phú Quốc. Lúc bấy giờ, bà Yến góp mặt trong hầu hết các công ty con và công ty liên kết của Masan Group, được biết bà đảm nhiệm vị trí lãnh đạo. Thời gian sau bà trở thành Thành viên HĐQT CTCP Masan Group; từ tháng 5/2013 bà là Thành viên HĐQT CTCP VinaCafe Biên Hòa;bên cạnh đó, từ 4/2013 bà cũng tham gia HĐQT CTCP Nước khoáng Vĩnh Hảo (VHW). Và 1 số chức vụ khác như: Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc CTCP Masan Consumer (MSC); Thành viên HĐQT Công ty TNHH Masan Consumer Holdings (MCH), Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Cát Trắng hay Thành viên HĐQT CTY CP Tảo Vĩnh Hảo và Chủ tịch HĐQT CTCP Masan Phú Quốc.

Cùng ban biên tập Batdongsan Express tham khảo thêm thông tin vềhồ sơ doanh nhân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn