Tranh chấp đất đai là một trong những loại tranh chấp phổ biến và phức tạp hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ những quy định, thủ tục của pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp này. Vậy, tranh chấp đất đai là gì? Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai có sổ đỏ và không có sổ đỏ như thế nào? Bài viết dưới đây của BATDONGSAN EXPRESS sẽ giúp bạn giải đáp từng thắc mắc trên.
Căn cứ theo khoản 24 Điều 3 của Luật Đất đai 2013 cho biết, tranh chấp đất đai là những tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất với hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Xác định tranh chấp này có phải là tranh chấp đất đai hay không là điều rất quan trọng. Vì với mỗi loại tranh chấp khác nhau, thủ tục và cách giải quyết nó sẽ có sự khác biệt.
Để phân biệt, bạn có thể dựa vào khoản 24 Điều 3 của Luật Đất đai 2013 với quy định: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”. Điều này đồng nghĩa với việc chỉ những người có quyền sử dụng đất, bao gồm cả tranh chấp ranh giới giữa các thửa mới được tính là tranh chấp đất đai.
Xem thêm:
Bên cạnh đó, phân loại tranh chấp đất đai còn có ý nghĩa quan trọng như sau:
Lưu ý, những tranh chấp dưới đây không được xếp vào nhóm tranh chấp đất đai mà bạn cần lưu ý, tránh nhầm lẫn:
Trường hợp một trong các bên có giấy chứng nhận hoặc giấy tờ trong quy định tại Điều 100 Luật Đất đai thì Tòa án nhân dân nơi có đất bị tranh chấp sẽ tiến hành giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự như sau:
Hồ sơ để khởi kiện tranh chấp đất đai bao gồm:
Nơi nộp đơn khởi kiện tranh chấp là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đang có đất tranh chấp.
Hình thức nộp có thể chọn 1 trong 3: trực tiếp tại Tòa án, gửi tới Tòa án qua đường dịch vụ bưu chính hoặc gửi trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử của Tòa án.
Trường hợp chưa đủ hồ sơ, Tòa án sẽ yêu cầu bổ sung thêm.
Trường hợp đã đủ hồ sơ, Tòa án sẽ thông báo nộp tạm ứng án phí. Sau đó, người khởi kiện sẽ nộp khoản phí này tại cơ quan thuế theo giấy báo và mang biên lai nộp lại cho Tòa. Tiếp theo, Tòa sẽ thụ lý.
Thời gian chuẩn bị xét xử có thời hạn khoảng 4 tháng. Nếu vụ việc phức tạp sẽ được gia hạn không quá 2 tháng.
Lúc này, Tòa sẽ tổ chức hòa giải. Nếu các bên hòa giải không thành, Tòa sẽ đưa vụ tranh chấp đất đai này ra xét xử sơ thẩm. Sau khi có bản án sơ thẩm, nếu không đồng ý với bản án này thì các bên có quyền được kháng cáo, đồng thời phải có căn cứ kèm theo.
Nếu có tranh chấp đất đai xảy ra nhưng không có sổ đỏ, UBND các cấp sẽ có quyền giải quyết, cụ thể:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai
Bước 2: Nộp hồ sơ
Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai sẽ được nộp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ
Nếu hồ sơ chưa được chuẩn bị đủ hoặc chưa hợp lệ, cơ quan tiếp nhận sẽ thông báo và hướng dẫn người nộp bổ sung theo quy định trong thời gian không quá 3 ngày làm việc.
Bước 4: Giải quyết yêu cầu
Chủ tịch UBND cấp huyện sẽ giao trách nhiệm cho cơ quan tham mưu giải quyết với những công việc sau:
Bước 5: Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành kết quả giải quyết tranh chấp
Chủ tịch UBND cấp huyện sẽ ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải, sau đó gửi cho các bên. Nếu đồng ý với kết quả này, tranh chấp sẽ kết thúc. Ngược lại, nếu có bên không đồng ý sẽ yêu cần khiếu nại tới chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án theo đúng quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Thời hạn giải quyết kết quả tranh chấp này không quá 45 ngày. Đặc biệt, đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu vùng xa hoặc những vùng khó khăn, thời gian sẽ được tăng thêm 10 ngày.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai
Bước 2: Nộp hồ sơ
Người làm hồ sơ sẽ nộp tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ
Trong khoảng 3 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ sẽ thông báo, đồng thời hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung nếu hồ sơ này chưa hợp lệ.
Bước 4: Thủ tục giải quyết tranh chấp
Chủ tịch UBND cấp tỉnh sẽ giao trách nhiệm cho cơ quan tham mưu giải quyết tranh chấp đất đai. Những nhiệm vụ của cơ quan này bao gồm:
Thẩm tra, xác minh sự việc, sau đó tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp và tổ chức cuộc họp các ban ngành liên quan nhằm giải quyết. Sau đó hoàn thành hồ sơ gửi chủ tịch UBND cấp tỉnh ban hành quyết định giải quyết tranh chấp.
Bước 5: Chủ tịch UBND cấp tỉnh ban hành kết quả giải quyết
Chủ tịch UBND cấp tỉnh sẽ ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc ra quyết định công nhận hòa giải thành, sau đó gửi cho các bên có xảy ra tranh chấp. Sau quyết định này sẽ có 2 trường hợp xảy ra như sau:
Thời gian giải quyết trong trường hợp này không quá 60 ngày. Bên cạnh đó, thời hạn sẽ tăng thêm 10 ngày nếu tranh chấp xảy ra ở những xã miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn.
Lưu ý, thời hạn giải quyết tại UBND cấp huyện và cấp tỉnh đều không tính những thời gian dưới đây:
Nếu có tranh chấp đất đai, bạn có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân. Tuy nhiên, nếu chọn hình thức này, bạn cần xem xét khả năng thắng kiện và những án phí, mức tạm nộp án phí trước khi khởi kiện.
Bài viết trên đã cung cấp tới bạn toàn bộ thông tin về thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai theo đúng luật hiện hành. Hy vọng nội dung này sẽ hữu ích với bạn, qua đó đảm bảo quyền lợi tối ưu nhất nếu có tranh chấp xảy ra. Mọi vấn đề thắc mắc khác, bạn có thể liên hệ với BATDONGSAN EXPRESS qua Hotline +84 24 39749350 hoặc +84 24 39749351 để được tư vấn tận tâm.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn