Hiện nay, việc mua bán quyền sử dụng đất diễn ra thường xuyên, vì vậy mà nhu cầu tách sổ đỏ đất nông nghiệp cũng ngày càng trở nên phổ biến. Vậy tách sổ đỏ đất nông nghiệp cần đáp ứng những điều kiện gì và quy trình, thủ tục tách sổ đỏ đất nông nghiệp như thế nào? Mời các bạn theo dõi những thông tin chính xác nhất trong bài viết dưới đây.
Xem thêm: Quy định vềdiện tích sàn là gì? Và cách tính diện tích sàn xây dựng
Năm 2022, người dân có thể thực hiện thủ tục tách thửa đất nông nghiệp. Tuy nhiên, việc tách thửa đất nông nghiệp để tặng cho, mua bán, chuyển nhượng cần phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 188 Luật Đất đai 2013 như sau:
- Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
- Đất không có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Trong thời hạn sử dụng đất.
Đồng thời, cần tuân thủ quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa theo khoản 31 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP như sau: "Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương".
Như vậy, diện tích đất tách thửa phải tuân thủ quy định của UBND cấp tỉnh nơi có đất cần tách thửa và được quy định cụ thể theo Quyết định của từng tỉnh.
Xem thêm:Thủ tục sang tên sổ đỏ mất bao lâu? Thông tin mới nhất về sang tên sổ đỏ
Khoản 1 Điều 52 Luật Đất đai năm 2013 quy định căn cứ để cho phép chuyển mục đích sử dụng đất (đối với đất trồng cây lâu năm lên đất thổ cư) thì thửa đất của bạn cần phải phù hợp với mục đích sử dụng đất theo kế hoạch của UBND cấp tỉnh, cấp huyện ban hành.
Chuyển mục đích sử dụng đất được quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai năm 2013 như sau:
“Điều 57. Chuyển mục đích sử dụng đất
1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
d. Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;”
Như vậy, Luật Đất đai năm 2013 quy định có thể chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp (đất thổ cư) nhưng phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.
Khoản 2 Điều 57 cũng quy định:“ Khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng”.
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất
Căn cứ Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT quy định:
“ Điều 6. Hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất
1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hồ sơ gồm:
a) Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.
Ngoài ra, bạn nên chuẩn bị sẵn sàng căn cước công dân và sổ hộ khẩu.
- Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất
Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất như sau:
1. Người sử dụng đất nộp đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất kèm theo Giấy chứng nhận đến cơ quan tài nguyên và môi trường.
2. Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
Đối với trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người đang sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thì thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng thời với thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
3. Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
- Bước 3: Trả kết quả yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất
Khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định thời hạn giải quyết và trả kết quả như sau:
Trả kết quả không quá 15 ngày;
Trả kết quả không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
Trên đây, BATDONGSAN EXPRESS đã cung cấp cho bạn những thông tin chính xác nhất về quy trình, thủ tục tách sổ đỏ đất nông nghiệp năm 2022. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn thực hiện thủ tục tách sổ đỏ đất nông nghiệp một cách đơn giản, nhanh chóng.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn