Nhắc đến “ông trùm” - người đứng sau một loạt những cái tên đình đám trên thế giới như Dior hay Louis Vuitton… chắc chắn phải nhắc tới Bernard Arnault. Ông là một trong những tỷ phú giàu nhất trên thế giới. Hãy cùng BATDONGSAN EXPRESS hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp của tỷ phú người Pháp này nhé !
Bernard Arnault họ tên đầy đủ: Bernard Jean Étienne Arnault. Ông được mọi người biết đến với tư cách là một nhà đầu tư Pháp, ông trùm trong kinh doanh thời trang cao cấp, cũng là một nhà sưu tầm vô cùng nổi tiếng. Ở thời điểm này, ông đang chiếm giữ vị trí chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Louis Vuitton - Moët Hennessy.
Tỷ phú Bernard Arnault là ai?
TĐ LVMH là tập đoàn chuyên về kinh doanh thời trang khổng lồ đứng đằng sau hàng loạt những thương hiệu vô cùng đình đám trên thế giới như Louis Vuitton, Fendi, Christian Dior, Givenchy, Céline,…. Doanh nghiệp này cũng đã sở hữu vô số những thương hiệu mỹ phẩm, nước hoa, trang sức, đồng hồ và hàng loạt các nhãn hàng rượu cao cấp.
Chân dung tỉ phú Bernard Arnault
Việc ông Bernard Arnault tiếp quản TĐ thời trang xa xỉ LVMH bậc nhất thế giới là một tham vọng hết sức to lớn. Ông ấy đã thể hiện được những quyết tâm và trực tiếp điều hành công ty có hệ thống và tính toán rõ ràng. Ông đã tích hợp rất tốt các thương hiệu đình đám khác vào TĐ. Ý tưởng đó đã truyền cảm hứng mới cho một vài công ty thời trang khác ở trên toàn thế giới làm được điều tương tự.
Bernard Arnault cũng đã có những đóng góp quan trọng để có thể xây dựng thành công được đế chế LVMH cùng với sức mạnh cạnh tranh hết sức khủng khiếp với hơn 70 thương hiệu thời trang nổi tiếng khác. Ông cũng là người đóng một vai trò quyết định trong việc giải quyết những mâu thuẫn giữa những thương hiệu lớn và thực hiện các thương vụ M&A khó khăn nhất trên thế giới.
Tháng 4 - 2018, Arnault đã vượt qua cả Amancio Ortega của nhà mốt Zara và trở thành người giàu nhất ở trong lĩnh vực thời trang cao cấp thế giới. Năm 2020, tổng giá trị tài sản của tỷ phú Bernard Arnault là 102.6 tỷ USD, xếp vị trí thứ 3 thế giới.
Ngoài kinh doanh thời trang, ông cũng nổi lên với vai trò một nhà sưu tầm NT. Ông sở hữu rất nhiều tác phẩm giá trị của Picasso, Henr, Moore Yves Klein và Andy Warhol. Thời điểm nhà thờ Đức Bà tại Paris bị cháy, ông là người đã hỗ trợ tới 200 triệu USD để tu sửa lại nhà thờ.
Sau khi có bằng tốt nghiệp tại trường École Polytechnique Pháp, ông đã làm việc tại công ty nhỏ của gia đình. Cũng chính trong khoảng thời gian đó ông bắt đầu gieo những hạt giống ý tưởng cho TĐ LVMH hiện tại. Trong cuộc trò chuyện tình cờ với người tài xế taxi, Bernard đã nhận ra được rằng có rất nhiều người dân thậm chí còn chẳng biết tới tổng thống Pháp là ai, nhưng lại biết tới thương hiệu cao cấp như Christian Dior.
Năm 1974, Bernard Arnault đã trở thành GĐ phát triển của công ty. Tới năm 1976, ông cũng đã thành công thuyết phục cha mình giải thể một bộ phận kinh doanh khi không thấy được sự hiệu quả trong công việc. Từ đó ông đã đưa công ty của cha mình vào thị trường bất động sản tiềm năng.
Quá trình gầy dựng sự nghiệp đầy trắc trở
Chính từ những kế hoạch kinh doanh vô cùng chiến lược và đúng đắn của ông đã giúp cho công ty Ferret Savinel của gia đình mình đạt được những thành tựu rực rỡ. Năm 1979, Bernard đã chính thức kế nhiệm cha và trở thành Chủ tịch của công ty. Tuy nhiên, khó khăn cũng đã xuất hiện đối với sự nghiệp của ông từ năm 1981 khi nền chính trị của nước Pháp xảy ra nhiều biến động lớn.
Cả gia đình của ông đã phải chuyển tới Hoa Kỳ để sinh sống và gây dựng lại sự nghiệp từ đầu. Tuy nhiên thì với tài năng và kinh nghiệm đầu tư, kinh doanh đã giúp cho ông đạt được những thành tích rất đáng để ngưỡng mộ, thu về những số tiềnlớn. Khi nước Pháp dần ổn định hơn năm 1983, ông đã trở về nước và quyết định đầu tư vào ngành dệt may và thời trang với số vốn từ số tiền ông đã kiếm được khi ở Mỹ.
Nhờ có sự giúp đỡ của những người cộng sự, bạn bè thân thiết và các đối tác kinh doanh, ông Bernard đã mua lại Boussac Saint-Frères. Đó là một doanh nghiệp thời trang có tiếng trong thị trường Pháp. Sau khi gắn bó với công ty này, ông đã bán hết tài sản của công ty và thu về lại hơn 400 triệu USD. Năm 1985, tỷ phú Arnault chính thức đứng vào vị trí CEO của Dior.
Sự thành công không ngờ của đế chế LVMH
Năm 1987, Berbard Arnault nhận được lời đề nghị đầu tư của vị chủ tịch TĐ LVMH. Tới năm 1988, tỷ phú quyết định đầu tư vào LVMH 1.5 tỷ USD. Sau đó, ông đã chi rất nhiều tiền để có thể sở hữu được cổ phần của TĐ LVMH. Năm 1989 ông chính thức sở hữu 43,5% cp và có tới 35% quyền biểu quyết ở trong TĐ này.
Khi ông được bầu chọn cho vị trí chủ tịch HĐQT của TĐ LVMH, ông Bernard đã nhanh chóng đuổi việc hàng loạt các lãnh đạo và chiêu mộ nhân tài mới để có thể hồi sinh lại tập đoàn. Cũng nhờ quyết định đúng đắn thanh trừng với bộ máy cũ nát cùng với chiến lược hiệu quả mà TĐ LVMH đã được hồi sinh và trở thành TĐ kinh doanh thời trang hàng đầu ở trên thế giới.
Với việc sở hữu tới 70 thương hiệu thời trang cao cấp và xa xỉ nhất trên thế giới đã giúp cho cổ phiếu của TĐ LVMH liên tục tăng nhanh. Hiện Bernard đã sở hữu 47% cp tại TĐ LVMH, giúp cho tài sản của tính tới 2020 là 102.3 tỷ USD, tăng lên khoảng 68 tỷ USD so với 2016.
Tài sản kếch xù của Chủ tịch TĐ LVMH
Bernard Arnault hiện đang là người giàu đứng thứ 3 trên thế giới (2020). Mặc dù đã ở độ tuổi 70 nhưng vị tỷ phú này có vẻ vẫn chưa muốn nghỉ ngơi mà vẫn muốn được cống hiến hết mình cho TĐ. Dù là một tỷ phú giàu nhất thế giới nhưng ông vẫn luôn khiêm tốn trước những lời khen dành cho mình. Ông đã từng nói:
“Nếu bạn so sánh TĐ chúng tôi với Microsoft thì quả thật chúng tôi vẫn chỉ là một tập đoàn hết sức nhỏ bé thôi. Chúng tôi cũng chỉ mới đang là sự khởi đầu”.
Tuy nhiên, đó sẽ là động lực to lớn giúp cho ông và những người nhân viên, cộng sự của mình tại LVMH không ngừng nỗ lực để vươn lên được những vị trí cao hơn.
Cùng ban biên tậpBatdongsan Expresstham khảo thêm thông tintiểu sử doanh nhân thế giớinhé !
Những tin mới hơn