Nhà ở xã hội là một trong những loại hình nhà ở dành cho những người dân có thu nhập thấp nhưng vẫn muốn có nhà chung cư để sống và làm việc tại thành phố. Vậy cụ thể thì Nhà ở xã hội là gì và có gì đặc biệt so với các loại hình bất động sản khác? Trong bài viết dưới đây, BATDONGSAN EXPRESS sẽ chia sẻ cho bạn tất cả những thông tin liên quan đến loại hình nhà ở đặc biệt này.
Xem thêm:Thủ tục sang tên sổ đỏ mất bao lâu? Thông tin mới nhất về sang tên sổ đỏ
Khoản 3 Điều 7 Luật Nhà ở 2014 quy định: “Nhà ở xã hội là loại hình nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho những đối tượng được hưởng các chính sách về hỗ trợ nhà ở theo quy định của Luật nhà ở xã hội, quy định theo từng loại nhà cụ thể”.
Đối với trường hợp Nhà ở xã hội là căn hộ chung cư thì các căn hộ phải đạt diện tích tối thiểu là 25m2/sàn và tối đa là 70m2/sàn.
Tuy nhiên, tuỳ vào hoàn cảnh mà Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh sẽ có thể quyết định mở rộng diện tích cho các căn hộ nhưng không được vượt quá diện tích 77m2 và số lượng các căn tăng thêm diện tích giới hạn trong 10% so với tổng số các căn hộ nhà ở xã hội trong dự án.
1 - Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
2 - Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn;
3 - Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;
4 - Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;
5 - Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;
6 - Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;
7 - Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
8 - Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định.
9 - Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.
Xem thêm: Quy định vềdiện tích sàn là gì? Và cách tính diện tích sàn xây dựng
Điều 7 Luật Nhà ở năm 2014 quy định về đối tượng sở hữu nhà ở tại Việt Nam như sau:
“Điều 7. Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này.”
Đồng thời căn cứ Khoản 2, 3 Điều 161 Luật Nhà ở:
“Điều 161. Quyền của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 159 của Luật này có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam nhưng phải tuân thủ các quy định sau đây:
3. c) Đối với cá nhân nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho nhận thừa kế nhà ở nhưng tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm theo quy định của Chính phủ nếu có nhu cầu; thời hạn sở hữu nhà ở phải được ghi rõ trong Giấy chứng nhận.
Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài và có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam;”
Như vậy, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua nhà ở nhưng thời hạn sở hữu tối đa là 50 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm theo đúng quy định của pháp luật nhưng không được sở hữu lâu dài, vĩnh viễn trừ trường hợp cá nhân là người nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư nước ngoài.
Trong bài viết trên, BATDONGSAN EXPRESSđã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về Nhà ở xã hội. Hy vọng rằng qua bài viết trên, bạn sẽ có thêm kiến thức về Nhà ở xã hội theo quy định pháp luật hiện hành.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn