Hồ Hùng Anh là một trong những tỷ phú giàu nhất Việt Nam, thuộc top 10 người giàu nhất trên sàn giao dịch chứng khoán. Nhưng vì ông khá tiếng nên không mấy ai biết đến lai lịch của vị tỷ phú này. Và trong bài viết này, hãy cùng nhau tìm hiểu về tiểu sử, con người Hồ Hùng Anh – Tỷ phú USD của Việt Nam. Hãy cùng BATDONGSAN EXPRESS xem rằng để trở thành một trong những tỷ phú bậc nhất Việt Nam thì ông đã phải trải qua những khó khăn gì trong sự nghiệp nhé.
Hồ Hùng Anh là một trong những tỷ phú giàu nhất Việt Nam
Hồ Hùng Anh là một tỷ phú USD, doanh nhân đại tài người Việt Nam. Ông có quê gốc tại xứ Huế mộng mơ nhưng sinh ra tại Hà Nội năm 1970. Ông là chủ tịch ngân hàng Techcombank, lãnh đạo quan trọng chủ chốt của Tập đoàn lớn Masan. Ông đã từng gắn bó rất lâu với CTCP Đầu Tư Masan trong 21 năm từ năm 1997 đến tận năm 2018 ông mới rút khỏi Masan về tập trung quản trị tại Ngân Hàng Techcombank.
Với tốc độ tăng trưởng thần tốc của ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam - Techcombank ông trở thành một tỷ phú giàu bậc nhất giới ngân Hàng Việt Nam. Nếu xếp hạng các tỷ phú Đô la trong nước thì ông chỉ xếp sau ông Phạm Nhật Vượng và bà Nguyễn Thị Phương Thảo.
Có thể thấy mặc dù nắm giữ chức vụ chủ tịch của Techcombank nhưng số cổ phần của ông Hùng ở ngân hàng không nhiều chỉ ở mức 1,12% với hơn 39,3 triệu cổ phiếu trong ngân hàng. Tuy nhiên, hầu hết các thành viên trong gia đình ông đều có cổ phần tại ngân hàng này, nắm giữ tới 600 triệu cổ phiếu TCB một con số không hề nhỏ trên tổng 3,5 tỷ cổ phiếu đang được lưu hành của ngân hàng Techcombank, tương đương 17% vốn điều lệ của ngân hàng TCB , tuy nhiên cổ đông lớn nhất vẫn là tập đoàn Masan.
Tập đoàn Masan với 15% cổ phần là cổ đông lớn nhất của ngân hàng Techcombank
Tuy nhiên , nguồn tài sản ông Hùng Anh chủ yếu có được lại đến từ công ty cổ phần Tập đoàn Masan. Cụ thể, theo một nguồn tin cho biết 2 cổ đông lớn nhất Masan hiện nay là ông Hồ Hùng Anh và ông Nguyễn Đăng Quang với tỷ lệ mỗi người khoảng 48% sở hữu. Nếu tính tỷ lệ sở hữu chéo, có khoảng 21,5% vốn tại Masan tương ứng với hơn 22.000 tỷ đồng là do ông Hùng Anh nắm giữ
Hơn nữa, Tập đoàn Masan với 15% cổ phần là cổ đông lớn nhất của ngân hàng Techcombank. Vì vậy, ông Hùng Anh có nghiễm nhiên có thêm 3,2% cổ phần tại Techcombank là 3,000 tỷ đồng.
Đại hội cổ đông - Techcombank
Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường ông Hùng Anh đã là một người có thành tích học tập xuất sắc. Quá trình khởi nghiệp của ông được bắt đầu được thực hiện ở Liên Bang Nga.
Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường ông Hùng Anh đã là một người có thành tích học tập xuất sắc. Quá trình khởi nghiệp của ông được bắt đầu được thực hiện ở Liên Bang Nga. Tại thị trường Nga, ông Hùng Anh đã bắt đầu kinh doanh với lĩnh vực mì gói và tương ớt .
Khởi nghiệp kinh doanh bằng việc sản xuất và buôn bán mì gói tại một thị trường rộng lớn đã thu về cho Hồ Hùng Anh rất nhiều lợn nhuận. Trong thời gian 3 năm từ 1994 đến 1997 ông là Giám đốc của Công ty SANMEX tại Liên Bang Nga.
Con đường khởi nghiệp tại Liên Bang Nga chỉ với mì gói và tương ớt
Nguyễn Đăng Quang người bạn thân của Hồ Hùng Anh đã góp phần rất lớn trên chặng đường lập và phát triển sự nghiệp của ông. Ông và người bạn của mình đã trở thành đối tác kinh doanh vô cùng thân thiết, đồng hành cùng nhau trên mọi chặng đường. Đầu thập niên 90, họ còn buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa các nước Đông Âu và nước ta. Công ty MASAN RUS TRADING được sáng lập bởi bàn tay của Hồ Hùng Anh và Nguyễn Đăng Quang.
Mức lương cao nhất trên thị trường hiện nay cho nhân viên
Sau những thành công vang dội tại thị trường Đông Âu, ông Hùng Anh quyết định trở về Việt Nam để hỗ trợ người bạn xây dựng và dẫn dắt tập đoàn Masan. Khi quay trở về Việt Nam ông Hùng Anh đã nắm giữ những vị trí đầu não của công ty - Phó Chủ tịch HĐQT
Ông Hồ Hùng Anh chính thức là gia nhập vào hội đồng quản trị của ngân hàng Techcomnank vào năm 2005. Đến năm 2008 ông nắm giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Techcombank. Ông Hùng Anh vẫn giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT tại tập đoàn Masan trong thời gian là Chủ tịch HĐQT tại Techcombank.
Song, đến đầu năm 2018, ông Hồ Hùng Anh đã quyết định rời khỏi Masan để tập trung cho Techcombank sau thời gian dài gắn bó và đồng hành. Quyết định này được đưa ra khi bộ luật các tổ chức tín dụng sửa đổi vào tháng 1 năm 2018. Từ đó, ông Hùng Anh đã tạo nên một trang mới, sự bứt phá và phát triển đáng kinh ngạc cho ngân hàng Techcombank.
Ông đã từng gây “ hoang mang dư luận” khi đồng ý trả lương cho nhân viên bình quân lên tới 33 triệu đồng/tháng. Được biết, mức lương đó là mức lương cao nhất trên thị trường hiện nay dành cho nhân viên ngân hàng. Vậy để phát triển ngân hàng Techcombank được lớn mạnh như bây giờ đã có điều gì thúc đẩy ông?
Người thuyền trưởng đưa Techcombank bứt phá
Từ khi nắm quyền điều hành ngân hàng ông Hùng Anh đã và đang thay đổi cách vận hành với tư duy lãnh đạo tài tình. Trong cuộc họp hội đồng gần đây ông Hùng Anh đã rõng rạc tuyên bố Ngân hàng sẽ lựa cho khách hàng , dù không nhiều nhưng phải tốt, có chất lượng.
Ông Hùng Anh cho biết, ngân hàng sẽ lựa chọn, tập trung vào khách hàng tiềm năng, uy tín nhằm tạo ra các sản phẩm chất lượng, uy tín nhất trên thị trường. Việc chú trọng trong vấn đề chọn lựa khách hàng, dù không nhiều nhưng phải chất lượng sẽ đảm bảo được việc kiểm soát rủi ro tốt. Ông cho biết:
“Chiến lược thúc đẩy phát triển của TCB gồm 5-6 lĩnh vực sẽ triển khai nhưng cần thời gian để xây dựng. Nếu Vincom và Sun group đã chiếm 70% phần vui chơi và giải trí thì Techcombank chỉ cần tập trung có được 2 khách hàng này mà không cần thiết phải tìm đến 5 hay 10 doanh nghiệp khác mà chỉ giúp có thêm 5% thị phần”.
Khách hàng không nhiều nhưng phải tốt
Từ tuy duy lãnh đạo đặc biệt, ông đã đưa con thuyền của mình vượt biển lớn, đưa Techcombank trở thành con “ quái vật ” trong các ngân hàng Việt Nam.Chỉ sau hơn 10 năm dẫn dắt và lãnh đạo, ông đã đưa Techcombank trở thành ngân hàng tư nhân Việt Nam đầu tiên đạt mức lợi nhuận khủng sau thuế lên đến 10.000 tỷ đồng.
Tính tới năm 2018, Techcombank đã đạt được lợi nhuận trước thuế là 10.661 tỷ đồng. So với năm 2013 tăng trưởng tới 86%, đứng thứ 2 trong các ngân hàng tại Việt Nam chỉ sau ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank.
Chính nhờ sự tăng trưởng mà ngân hàng Techcombank đã được chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán. Nhờ có quá trình này đã góp phần giúp cho ngân hàng kêu gọi được 923 triệu USD, cao thứ 2 trong năm sau duy nhất sự kiện IPO Vinhomes với 1,34 tỷ USD..
Cùng ban biên tập Batdongsan Express tham khảo thêm thông tin về các doanh nhân, tỷ phú hàng đầu của Việt Nam cũng như thế giới tạibatdongsanexpress.vn
Những tin cũ hơn